Nam sinh làm bài so sánh Vợ Nhặt - nhặt vợ chẳng giống ai, cư dân mạng ngờ ngợ: đúng bài đã học hay chưa?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Những hàm ý sâu xa, dụng ý của tác giả lại được nam sinh viết một cách "không thể đơn giản hơn" khiến không ít cư dân mạng ngờ ngợ: liệu có đúng là tác phẩm mình đã học ở phổ thông.

Nam sinh đã có màn làm bài tập Văn học chẳng giống ai. Nguồn: Trường người ta

Nam sinh đã có màn làm bài tập Văn học chẳng giống ai. Nguồn: Trường người ta

Tiết học môn Ngữ văn luôn là thời gian để các bạn học sinh thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, những câu chuyện, tác phẩm văn học, việc so sánh thực tế, ví dụ hài hước để lại ấn tượng trong mỗi buổi học.

Cách so sánh của cậu học trò dưới đây khiến không ít cư dân mạng đọc xong đều phải cảm thán: Văn học là môn đầy thú vị.

Cụ thể, mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bài viết về một tiết Ngữ văn tìm hiểu về tác phẩm Vợ nhặt.

Đây là tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Tràng, một chàng trai nghèo. Người ta hỏi cưới vợ, nhưng Tràng ở đây lại là "nhặt vợ".

Việc tác giả lựa chọn nhan đề như thế này đã thể hiện được sự khốn cùng của nhiều kiếp người. Bên cạnh đó, nhan đề cũng bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống của nhân vật chính.

Trong giờ học, cậu học sinh lớp 12 được thầy giáo gọi lên bảng kêu so sánh giữa tên tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và hai chữ "nhặt vợ". Mục đích của thầy là để học trò hiểu rằng: Tác giả đã cân nhắc và đặt tên tác phẩm như thế nào. "Vợ nhặt" có sự khác biệt ý nghĩa văn học với "nhặt vợ".

Thế nhưng, trước yêu cầu của thầy giáo, cậu bạn đã ghi điểm giống nhau "đều là vợ" và khác nhau là "nhặt được vợ". Những hàm ý sâu xa của tác phẩm, dụng ý của tác giả lại được nam sinh viết một cách "không thể đơn giản hơn" khiến không ít cư dân mạng cười bò, một số khác ngờ ngợ: liệu có đúng là tác phẩm mình đã học ở phổ thông.

Nhiều người dùng mạng xã hội đã để lại bình luận về màn giải bài tập hài hước này:

- “Giống nhau là nhặt được vợ. Khác nhau ở chỗ 'Vợ nhặt' nhặt là danh từ thấy được giá trị của tình người khao khát hạnh phúc đôi bên. Còn 'Nhặt vợ' là động từ thấy mất giá trị của phụ nữ trong Tràng. Kiểu nhận vu vơ, ế quá nhận đại”.

- “Ét ô ét, cả lớp cùng giải cứu cậu học trò ngay thôi”.

- “Hôm qua mình vừa học tác phẩm này, thầy giáo cũng hỏi câu thế này”.

Nguồn: [Link nguồn]

Bật khóc trước bài văn kể về người mẹ đã khuất của nam sinh lớp 7

Đa số cư dân mạng đều không khỏi xúc động trước những câu văn đầy tình cảm mà cậu bạn dành tặng mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bạch Hiền (t/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN