Muốn lương lần sau cao hơn lần trước, hãy bỏ túi 9 mẹo đàm phán "1 phát ăn ngay" này
Mức lương quyết định đến rất nhiều yếu tố trong công việc sau này, vì vậy đừng để bản thân phải chịu sự thiệt thòi ngay từ lúc phỏng vấn. Bạn càng chuẩn bị chu đáo thì tỷ lệ đàm phán lương với nhà tuyển dụng sẽ thành công ngoài mong đợi.
Sau khi hoàn thành xong các câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra, bước cuối cùng thường là các câu hỏi liên quan tới mức lương đề xuất. Trong trường hợp bạn cảm thấy mức lương này không phù hợp với trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thế mạnh... thì bạn có quyền trao đổi lại mức lương mong muốn.
Biết cách đàm phán lương là một trong những kỹ năng giúp bạn tăng mức thu nhập của mình, đảm bảo đầy đủ những quyền lợi xứng đáng với những giá trị bản thân cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, muốn "1 phát ăn ngay", kỹ năng này cũng cần có sự chuẩn bị và luyện tập trước.
1. Tính giá trị của bản thân
Điều quan trọng là bạn cho nhà tuyển dụng biết giá trị của mình như thế nào trước khi đàm phán lương. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của bạn như:
- Số năm kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng làm việc
Khi bắt đầu đàm phán lương, hãy bộc lộ cho nhà tuyển dụng biết được bản thân là người có giá trị, xem xét các yếu tố trên để chứng minh mức lương yêu cầu là hợp lý.
Hãy chứng minh tại sao bạn xứng đáng với mức lương cao hơn mức mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn có thể dẫn chứng những kinh nghiệm mình đã đạt được trong quá khứ, thành tích mình giúp công ty tăng trưởng như thế nào, giải thưởng mà bạn đã đạt được. Nếu có thể hãy đưa ra các con số cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số chứng chỉ hoặc kỹ năng nếu vị trí tuyển dụng đang cần.
2. Nghiên cứu mức lương thị trường hiện nay
Mức lương trung bình thị trường có thể là nền tảng để bạn cân nhắc đưa ra mức lương hợp lý, thậm chí sử dụng nó như một dẫn chứng trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra con số quá thấp. Bạn có thể tìm hiểu trước những câu hỏi như sau:
- Mức lương trung bình cho vị trí này ở thành phố đang sống, thành phố gần đó và cả nước.
- Có bao nhiêu công ty tương tự trong khu vực trả mức lương như vậy cho vị trí này.
3. Diễn tập với một người bạn đáng tin cậy
Việc thực hành trước có thể giúp bạn thêm sự tự tin và đàm phán một cách mạch lạc hơn. Cách tốt nhất là diễn tập trước với một người bạn hoặc người đồng nghiệp để họ có thể đưa ra những lời nhận xét chân thành. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử ghi lại cuộc hội thoại của mình trước gương hoặc điện thoại.
4. Hãy tự tin
Việc tự tin trao đổi, đàm phán với nhà tuyển dụng cực kỳ quan trọng. Khi bạn tự tin trao đổi, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao mong muốn bạn làm cho công ty của họ. Bạn nhớ rằng mình đang "chào bán" kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho người "mua". Vì vậy, việc càng tự tin thì bạn càng nắm chắc phần thắng.
Nếu bạn cảm thấy lời đề nghị ban đầu của nhà tuyển dụng thấp hơn giá trị mà bạn cống hiến cho công ty nếu được nhận vào làm, bạn cứ mạnh dạn đặt ra những câu hỏi và tự tin đưa ra con số mình mong muốn. "Thuận mua vừa bán" sẽ giúp bạn làm cống hiến nhiều hơn trong công việc sau này.
5. "Mặc cả"
Một quy tắc cơ bản của đàm phán lương là đưa ra con số cao hơn so với mong muốn của bản thân. Bằng cách này, khi nhà tuyển dụng thương lượng xuống thấp một chút thì bạn vẫn thấy chấp nhận được.
6. Chia sẻ chi phí
Một lý do khác mà bạn có thể muốn yêu cầu tăng lương là để trang trải một số chi phí khác khi nhận công việc này. Chẳng hạn để làm công việc này thì bạn cần phải chuyển nhà đến một thành phố khác, chi phí đi lại, hao mòn xe cộ... Vì vậy, yêu cầu tăng lương lúc này là hoàn toàn hợp tình hợp lý.
7. Linh hoạt thay đổi những yêu cầu khác
Trong trường hợp nhà tuyển dụng không đáp ứng được mức lương bạn mong muốn, bạn cũng có thể đề nghị một số hình thức khác có giá trị tương đương. Ví dụ, bạn có thể thương lượng thêm ngày nghỉ, thêm ngày làm việc tại nhà, các khoản phụ cấp... Đừng ngại hỏi các lựa chọn thay thế cho việc tăng lương. Trong một số trường hợp, chúng có thể có giá trị hơn so với tiền lương.
8. Đừng sợ nếu việc đàm phán thất bại
Nếu nhà tuyển dụng không thể đáp ứng yêu cầu lương tối thiểu của bạn hoặc cung cấp các lợi ích bổ sung không tương xứng với công sức bạn sẽ bỏ ra. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải quyết định xem công việc đó có xứng đáng với đồng lương mình nhận được hay không.
Giả sử công việc này ít căng thẳng, thuận tiện gần nhà, thời gian linh hoạt... thì bạn có thể chấp nhận mức lương thấp hơn kỳ vọng. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn nên cân nhắc tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác.
9. Bày tỏ sự biết ơn
Khi bạn đạt đến giai đoạn trao đổi công việc cụ thể trong quá trình tuyển dụng, có lẽ bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và năng lượng để phỏng vấn vị trí này. Nhà tuyển dụng cũng bỏ ra nhiều thời gian để nói chuyện với bạn. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần bày tỏ sự biết ơn vì họ đã xem xét cho bạn cơ hội. Hãy chắc chắn bạn đừng quên chia sẻ sự hào hứng của bản thân như thế nào trước công việc mới này.
Ngay cả khi là lý do gì đi chăng nữa, điều quan trọng là bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp và thân thiện đến cùng. Bạn sẽ không bao giờ biết được sau này sẽ còn cơ hội nào khác trong tương lai với công ty này, hoặc với nhà tuyển dụng mà bạn đang nói chuyện.
Đàm phán lương là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Bằng cách dành thời gian để nói về lý do tại sao bạn cảm thấy mình xứng đáng với mức lương cao hơn, hãy cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn cung cấp cho công ty của họ. Bằng cách sử dụng một số mẹo trên, bạn sẽ thêm phần tự tin khi bước vào cuộc trò chuyện và sẵn sàng đàm phán lương phù hợp với công sức mình sẽ bỏ ra.
Quản lý thời gian không phải là một chủ đề quá xa lạ, đặc biệt đối với những người đang có công việc bận rộn....
Nguồn: [Link nguồn]