Mẹ trẻ luôn hậm hực, bực tức vô cớ với con vì quá giống chồng cũ

Trong chương trình Cha mẹ thay đổi, chị Khương Thị Hạnh đã nhận ra những sai lầm trong cách giáo dục cậu con trai 5 tuổi.

Giáo dục con cái luôn là công việc khó khăn nhất đối với bất kỳ bố mẹ nào. Công việc này còn trở nên gian nan gấp bội đối với một bà mẹ đơn thân. Trong chương trình Cha mẹ thay đổi, chị Khương Thị Hạnh đã có những phương pháp giáo dục quá nghiêm khắc và không phù hợp với cậu con trai 5 tuổi.

Mẹ trẻ luôn hậm hực, bực tức vô cớ với con vì quá giống chồng cũ - 1

Bé Bi luôn bị tổn thương vì thái độ lạnh lùng, nghiêm khắc của mẹ

Chị Khương Thị Hạnh ở Nam Định đã ly hôn chồng và hiện sống cùng con trai 5 tuổi và mẹ già. Do hoàn cảnh gia đình, chị Hạnh muốn con trai phải thực sự trưởng thành, tài giỏi. Thế nhưng, việc quá nóng vội và đặt nhiều kỳ vọng vào con trai khiến chị có những phương pháp giáo dục không phù hợp.

Đoạn phim ghi lại cảnh sinh hoạt của gia đình đã cho thấy rất nhiều mâu thuẫn giữa chị Hạnh và bé Bi (Trần Duy Hưng). Người mẹ đơn thân luôn yêu cầu con phải tự giác làm việc, không những vậy còn phải làm nhanh và chính xác.

Sau mỗi bữa cơm, chị Hạnh yêu cầu bé Bi phải cất ghế và lau dọn bàn. Cậu bé không từ chối nhưng tỏ ra lém lỉnh: “Mẹ cất ghế giúp con được không?”. Thế nhưng chị Hạnh tỏ ra cương quyết và nghiêm khắc: “Không, ăn xong việc dọn bàn dọn ghế là của con”.

Cậu bé 5 tuổi tiếp tục “lý luận” nhưng với giọng điệu rất dễ thương: “Các bạn nữ mới phải lau dọn, con là con trai nhấc bàn xếp ghế thôi chứ”. Bé Bi kể lại chuyện ăn cơm ở lớp để thuyết phục mẹ cùng làm việc với mình. Mặc dù vậy, nguyện vọng của bé Bi tiếp tục bị chối từ.

Thông qua những đoạn đối thoại suốt tập phim, có thể nhận thấy bé Bi rất thông minh, lém lỉnh và có cách cư xử khá người lớn. Thế nhưng đáp lại tình cảm đó của con, chị Hạnh lại luôn “xù lông nhím”.

Mẹ trẻ luôn hậm hực, bực tức vô cớ với con vì quá giống chồng cũ - 2

Chị Hạnh thừa nhận bực tức vì bé Bi quá giống chồng cũ

Không nói về gương mặt, mà cách nói chuyện, làm việc của bé Bi sao cũng giống đến vậy (bố bé Bi). Ngày xưa, mâm cơm cả nhà ngồi ăn, buông bát đũa xuống là anh ta lên giường nằm. Phản cảm lắm.

Bây giờ đến lượt thằng Bi, nó cũng thế. Ăn xong là nó leo lên dãy ghế nằm. Hành động đó khiến mình rất bực. Ngày xưa tao đã bực bố mày giờ lại đến lượt mày”, chị Hạnh chia sẻ trong nước mắt.

Sau đoạn chia sẻ đó, giáo sư Pek Cho đã hiểu nguyên nhân. Chị Hạnh đang đối xử với con theo cách đối xử với chồng. Bà mẹ đơn thân này bị ám ảnh chuyện tan vỡ với chồng cũ nên có những cư xử không chuẩn mực với con trai. Nói cách khác, bé Bi đã phải hứng chịu những cơn giận dữ từ mẹ thay cho bố mình.

Có khoảnh khắc rất cảm động khi bé Bi chủ động ôm chầm lấy chị Hạnh và nói: “Con yêu mẹ”. Thế nhưng chị Hạnh lạnh lùng đáp: “Xê tôi ra”. Bé Bi tiếp tục thể hiện tình cảm: “Con không xê, mẹ yêu con đi mà”. “Mẹ không yêu, mẹ chỉ yêu đứa ngoan thôi”, chị Hạnh vẫn giữ nguyên thái độ.

Hành động đó của người mẹ khiến bé Bi thực sự bị tổn thương.

Chị Hạnh cũng có những khoảnh khắc tự nhìn lại bản thân và thừa nhận đã có hành vi thái quá: “Những ý thích của người lớn đôi khi lại là sự ép buộc đối với trẻ nhỏ. Mình rất muốn cân bằng được những ý muốn của con và ý muốn của mình”.

Giáo sư Pek Cho lập tức đưa ra hướng giải quyết: “Hướng dẫn cảm xúc chính là việc chuẩn bị tâm thế cho con nghe mình. Bạn phải cho con cảm giác được quan tâm, được kết nối và được hỗ trợ về cảm xúc với bố mẹ. Nếu bây giờ con trẻ có cảm xúc không tốt sẽ tác động rất lớn đến quá trình phát triển và sau này sẽ trở thành ký ức cảm xúc tiêu cực”.

Sau buổi trao đổi đó, chị Khương Thị Hạnh đã nhận thấy sai lầm và bắt đầu thay đổi. Chị hiểu rằng cần phải cho con tìm được cảm hứng trong công việc thay vì ép buộc con phải hành động theo pháp lệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách cư xử khiến con trẻ căm thù bố mẹ, chỉ muốn ”bỏ nhà đi luôn”

Nhiều đứa trẻ coi ngôi nhà là ác mộng bởi chính cách hành xử của bố mẹ chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN