Kỳ công nhập vàng lá từ Đức, 8X ở TPHCM làm loại bánh giá hơn triệu đồng

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Nguyễn Vũ Long đã nghiên cứu, nhập loại vàng lá 9999 từ Đức về để 'thếp' lên bánh Trung thu.

Nghề gia truyền

Ngày còn nhỏ, mỗi lần đến rằm tháng 8, anh Nguyễn Vũ Long (SN 1988, TPHCM) lại thấy bà ngoại và mẹ chuẩn bị nguyên liệu làm bánh Trung thu. Lần nào anh cũng phụ giúp bà và mẹ.

Lớn lên, anh không trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp. Anh đi học, ra trường, vào làm việc trong công ty.

Nhưng vì gia đình giữ nghề làm bánh Trung thu nên anh vẫn tìm hiểu, nghiên cứu về món ăn này. Anh nhận thấy thị trường không còn nhiều loại bánh Trung thu được sản xuất thủ công.

Anh Long phủ lớp bột vàng 9999 lên vỏ bánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Long phủ lớp bột vàng 9999 lên vỏ bánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuối cùng, anh quyết định phát triển thương hiệu bánh Trung thu của riêng mình. Loại bánh này được anh sản xuất hoàn toàn thủ công với những loại nguyên liệu tươi nhất, mới nhất.

Sau một thời gian, bánh Trung thu thủ công của anh Long được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng với những gì mình đạt được.

2 năm trước, anh tình cờ nhìn thấy dòng quảng cáo bánh Trung thu phủ vàng của Singapore. Tuy nhiên, anh không thấy trên vỏ bánh có bất kỳ mẩu vàng hay lá vàng nào.

Anh Long kể: “Bố tôi làm nghề sơn son thếp vàng. Nhớ đến nghề của bố, tôi nảy ra ý tưởng sản xuất bánh Trung thu dát vàng theo đúng nghĩa đen".

Bột vàng được làm từ vàng 24K và nhập về từ Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bột vàng được làm từ vàng 24K và nhập về từ Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, việc dát vàng lên vỏ bánh không hề dễ dàng. Quá trình tìm hiểu, anh Long nhận ra rằng, vàng dùng để thếp lên đồ vật khác với vàng thếp lên thực phẩm.

Thông thường, người thợ sơn son thếp vàng chỉ sử dụng loại vàng có pha kim loại để dát lên vật phẩm. Đặc tính của loại vàng này là có độ nguyên chất thấp, giòn.

Khi thếp lên đồ vật, người thợ bôi một lớp sơn hay còn gọi là keo để các lớp vàng lá kết dính với nhau. Nhưng người làm bánh không thể thực hiện các công đoạn trên lên món ăn.

Mỗi thao tác đều được anh Long thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn trọng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mỗi thao tác đều được anh Long thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn trọng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nếu dùng vàng lá pha kim loại, không tinh khiết, được kết dính bằng sơn, keo lên vỏ bánh, món bánh sẽ không ăn được. 

Anh Long tìm hiểu và biết vàng 9999 hay còn gọi vàng 24K có độ tinh khiết cao đến 99,99% vàng nguyên chất. Loại vàng này có giấy kiểm định được phép đưa vào cơ thể con người.

Sản phẩm đặc biệt

Sau khi tìm ra loại vàng thích hợp, có thể sử dụng trong thực phẩm, anh Long tiếp tục đối mặt với một thách thức mới.

Đó là làm thế nào để lớp vàng này kết dính, cố định trên bề mặt vỏ bánh mà không cần dùng bất kỳ loại keo, phụ gia nào.

Anh nói: “Sau nhiều nghiên cứu, tôi phát hiện ở một độ mỏng nhất định, lá vàng 9999 bám dính tự nhiên lên vỏ bánh. Việc tính ra độ mỏng thích hợp của lá vàng là bí quyết của tôi.

Bánh được dát lớp vàng lá 24K có độ mỏng đặc biệt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bánh được dát lớp vàng lá 24K có độ mỏng đặc biệt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy vậy, tại Việt Nam hiện chưa sản xuất được loại vàng lá 9999 đạt độ mỏng như tôi kỳ vọng. Do đó, tôi phải nhập loại vàng lá này từ Đức.

Khi nhập hàng, loại vàng lá này có kèm theo giấy chứng nhận về độ tinh khiết, được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Có nguyên liệu, anh Long bắt đầu dát thử lên vỏ bánh. Vì quá mỏng, vàng lá dễ rách hoặc vỡ vụn. Nếu không khéo léo, người thợ dễ khiến lá vàng bám, dính vào tay, thành bánh.

Bề mặt bánh lúc này trở nên nham nhở, gồ ghề, không đảm bảo tính thẩm mĩ. Do đó, người thợ phải tỉ mỉ, tập trung cao độ khi tiến hành dát vàng cho bánh. 

Đây là công đoạn khó khăn, đòi hỏi người thực hiện phải thật khéo léo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đây là công đoạn khó khăn, đòi hỏi người thực hiện phải thật khéo léo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo anh Long, gọi là dát vàng nhưng thực chất là đặt làm sao để miếng vàng lá tự hít chặt vào bề mặt vỏ bánh một cách tự nhiên mà không cần sử dụng bất kỳ loại phụ gia nào khác.

Sau khi dát, lớp vàng lá không nhăn, rách, vỡ mới đạt yêu cầu.

Anh Long cho biết: “Trước khi dát vàng lá, tôi quét, phủ một lớp bột vàng lên thành bánh. Bột vàng này cũng được sản xuất từ vàng 9999 và nhập về từ Đức.

Các loại bánh của tôi đều có giấy đăng ký sản xuất, chứng nhận vàng đạt tiêu chuẩn, được phép dùng trong thực phẩm.

Bánh thành phẩm có lớp vàng lá độc đáo, có thể sử dụng như bánh Trung thu bình thường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bánh thành phẩm có lớp vàng lá độc đáo, có thể sử dụng như bánh Trung thu bình thường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bánh dát vàng cũng đòi hỏi nhân có những thành phần độc đáo, lạ xứng tầm. Thông thường, nhân bánh Trung thu dát vàng của tôi có bào ngư, vi cá, yến sào,…

Hiện, một chiếc bánh Trung thu dát vàng 9999 do tôi sản xuất có giá trên 1 triệu đồng. 

Ngoài những khách hàng là người giàu có, chúng tôi còn đón tiếp, sản xuất bánh cho những người bình dân. Đa số khách hàng mua sản phẩm của tôi để biếu những người thân yêu”.

Nguồn: [Link nguồn]

“Food stylist” là công việc dành cho những người có đam mê với đồ ăn nhưng không phải đầu bếp, đặc biệt họ phải là người có gu thẩm mỹ cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Nguyễn ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN