Kinh nghiệm phỏng vấn: mẹo trả lời 4 câu hỏi “hóc búa” về công việc cũ

Chúng ta không thể đọc vị chính xác nhà tuyển dụng cũng như đoán biết được họ sẽ hỏi những câu hỏi nào. Với những câu hỏi về công việc cũ thường được nhà tuyển dụng “ưu ái” khi phỏng vấn, tưởng dễ nhưng lại khó nhằn nếu bạn không biết cách trả lời khéo léo.

Kinh nghiệm phỏng vấn: mẹo trả lời 4 câu hỏi “hóc búa” về công việc cũ - 1

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể chủ động và tự tin để trả lời khi bị hỏi 4 câu hóc búa về công việc cũ, bạn cùng tham khảo nhé!

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây là câu hỏi phổ biến bậc nhất, song lại rất khó với những người chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Nếu không tỉnh táo, bạn có thể đánh tuột cơ hội chỉ vì câu hỏi này.

Mỗi người chúng ta đều có vô vàn lý do khi quyết định rời bỏ nơi đang làm việc và tham khảo các website tuyển dụng để tìm một công việc mới. Có những người rời đi vì cấp trên, môi trường làm việc không phù hợp, văn hóa độc hại. Cũng có nhiều người rời đi vì cảm thấy không có cơ hội thăng tiến, không thể phát triển thêm nữa. Dù là lý do nào thì khi phỏng vấn, bạn cũng cần xem xét kỹ câu trả lời của mình nếu nhà tuyển dụng hỏi đến; tránh tuyệt đối việc nói “say sưa” về những tiêu cực trong công việc cũ, sếp cũ hay đồng nghiệp cũ.

Ví dụ như bạn không thể chịu được sếp, không làm việc ăn ý cùng đồng nghiệp, môi trường làm việc tệ hại hay các vấn đề liên quan đến lương thưởng, chính sách... Bởi khi bạn nói như vậy, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng vấn đề không chỉ nằm ở công ty cũ mà còn nằm ở bạn, thì dường như câu trả lời đã phản tác dụng. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên nói về những gì đã đạt được ở công ty cũ và mong muốn tìm được một nơi giúp bạn phát huy khả năng của mình, đặc biệt là công ty đang ứng tuyển.

Bạn đã học được gì và đạt được thành công gì ở công việc cũ

Đây là cơ hội để bạn nói về những thành tựu đã đạt được ở công việc trước đây. Tuy nhiên, đừng vội vui mừng và nghĩ rằng chỉ cần kể hết những gì đã làm được ở công ty cũ là nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng. Bạn cần biết kiềm chế cảm xúc, khéo léo đưa ra những điểm lợi thế cho việc ứng tuyển lần này và đừng quên giữ một chút khiêm tốn nhé.

Rất nhiều ứng viên đã mắc bẫy khi kể lể hàng loạt những công việc không phải của mình để gây ấn tượng. Việc này chẳng những không giúp ích mà lại mang đến tác dụng ngược, vì nhà tuyển dụng chỉ cần hỏi thêm vài câu chi tiết là đã đánh giá được năng lực của bạn có thật sự như vậy không.

Câu trả lời đơn giản là hãy nói về những kỹ năng làm việc cùng đội nhóm đã giúp công việc chung đạt hiệu quả cao như thế nào, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian cho một dự án cấp tốc, hay bạn đã kết hợp với ai để cùng giúp doanh thu công ty tăng lên trong dịp lễ, hay bạn đã học thêm được kỹ năng viết, thiết kế, nghiệp vụ gì đó... Ngoài ra, nếu bạn đạt được những thành tựu tiêu biểu khác như nhân viên xuất sắc của tháng/năm thì cũng đừng ngại chia sẻ với họ. Chỉ cần khéo léo kết hợp giữa năng lực cá nhân với đồng nghiệp thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn.

Bạn có gặp khó khăn khi làm việc với đồng nghiệp cũ không?

Làm người thì không có ai hoàn hảo tuyệt đối, vậy nên có thể bạn cũng có chút khó chịu về một số tính cách của đồng nghiệp cũ hay cách họ xử lý công việc. Tuy nhiên, bạn không thể nói thẳng nói thật như vậy về đồng nghiệp cũ của mình trong một buổi phỏng vấn bởi điều này khá nhạy cảm. Hơn nữa, bạn cũng không thể đảm bảo môi trường mới không xảy ra vấn đề này.

Vậy nên, kinh nghiệm phỏng vấn cho câu hỏi này là hãy nói rằng mỗi người đều có những tính cách, năng lực và kỹ năng khác nhau, có ưu điểm và hạn chế. Điều chúng ta có thể làm là chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt đó, và dù có không thích hay cảm thấy không hợp thì vẫn cần cùng nhau hoàn thành công việc chung một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu bạn có mối quan hệ rất tốt với đồng nghiệp cũ, vẫn còn giữ liên lạc thường xuyên thì đừng ngại nói với nhà tuyển dụng điều này, họ sẽ đánh giá bạn là một người biết hợp tác và quảng giao.

Mức lương bạn nhận được ở công ty cũ là bao nhiêu?

Một câu hỏi cũng không dễ trả lời chút nào bởi vấn đề lương là vấn đề cá nhân. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời câu hỏi này nếu như không muốn tiết lộ mức lương cũ. Nhưng nếu bạn cảm thấy mức lương cũ đủ để làm bàn đạp giúp bạn thỏa thuận mức lương mới này thì có thể chia sẻ thoải mái cùng nhà tuyển dụng. Đừng quên nói với nhà tuyển dụng vì sao bạn mong muốn mức lương mới này, cũng như bạn vẫn có thời gian thử thách 2 tháng với mức lương thử việc. Đó chính là cơ sở để họ có thể đánh giá năng lực của bạn một cách chính xác nhất.

Với một số kinh nghiệm phỏng vấn về cách trả lời câu hỏi liên quan đến công việc cũ, mong rằng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và áp dụng hiệu quả cho buổi phỏng vấn tiếp theo.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ CEO xinh đẹp bật mí cách xin việc “bách phát bách trúng”

Cathy Thảo Trần chia sẻ, chúng ta nên dùng từ “tìm việc” thay vì “xin việc” bởi bản chất của việc này là mỗi người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN