Hành trình làm “giáo viên bụi quốc tế” của chàng trai trẻ

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Để vượt ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân, Phạm An Bình (năm thứ nhất, ngành Du lịch, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) đã quyết định đăng ký trở thành tình nguyện viên quốc tế.

Những người bạn chung dự án luôn hỗ trợ nên Bình đã thích nghi nhanh.

Những người bạn chung dự án luôn hỗ trợ nên Bình đã thích nghi nhanh.

Sau một thời gian học ngành Ngôn ngữ Anh tại trường ĐH Tôn Đức Thắng, An Bình cảm thấy không phù hợp với ngành học này. Sau đó, khi thấy một trang web tuyển tình nguyện viên quốc tế, Bình bắt đầu tham khảo thông tin từ một số anh chị đã từng tham gia. Với nhiều phản hồi tích cực, cậu đã quyết định đăng ký ngay.

An Bình chia sẻ: “Khi tham gia chương trình này, mình vừa tròn 18 tuổi. Mình chọn dự án giáo dục vì mình là người thích giao tiếp và nói trước đám đông. Bên cạnh đó, mình cũng thích làm việc với trẻ em để truyền tải những thông điệp sống và giúp các em có định hướng tốt hơn trong tương lai”.

Lúc đầu, gia đình Bình phản đối quyết định này vì lo lắng cậu bị lừa đảo và sợ mất liên lạc khi Bình ra nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi lắng nghe Bình thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể thì gia đình đã đồng ý và giúp cậu chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.

Bình được phân công dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo ở một trường học tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Bình giải thích: “Công việc chủ yếu của mình là truyền bá văn hóa và đảm bảo việc học của các em theo kịp tiến độ. Đồng thời, mình cũng là đại sứ cho một tổ chức ở Việt Nam trong việc cung cấp hình ảnh, thông tin chuyến đi và những gì mình trải nghiệm được. Có thể nói, mình là một “giáo viên bụi”, vừa dạy học vừa du lịch bụi”.

Cuối mỗi tuần, nhóm của Bình và các tình nguyện viên ở quốc gia khác sẽ đi du lịch cùng nhau.

Cuối mỗi tuần, nhóm của Bình và các tình nguyện viên ở quốc gia khác sẽ đi du lịch cùng nhau.

Ở tuổi 18, một mình đến một đất nước khác, khó khăn lớn nhất của cậu bạn là sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Bình bị sốc ngay từ ngày đầu đặt chân tới Campuchia vì văn hóa của hai nước cũng nhiều nét khác nhau từ con người đến khí hậu. Đa số người Campuchia không biết nói tiếng Anh và ẩm thực cũng khác biệt với Việt Nam nên Bình bị sụt cân và stress.

Bình có thêm nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.

Bình có thêm nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.

Để vượt qua sự bất đồng về ngôn ngữ, Bình đã chủ động học những câu giao tiếp cơ bản và đã nói được tiếng Khmer sau ba ngày. Ngoài ra, Bình cũng chủ động đi tham quan bảo tàng để hiểu thêm về văn hóa tại đây. Cậu thổ lộ: “Sau chuyến đi này, mình đã có cách nhìn nhận một nền văn hóa đa chiều hơn. Sự thay đổi lớn nhất của mình là quyết định từ bỏ ngành nghề mình không thích để theo đuổi ngành nghề mình thích. Và nhờ chuyến đi này, mình nhận ra rằng mình thật sự phù hợp với ngành du lịch”.

Các bạn nhỏ rất thích sự xinh đẹp của Việt Nam qua lời kể của Bình và hẹn sẽ sang Việt Nam thăm Bình và nhờ anh làm “hướng dẫn viên".

Các bạn nhỏ rất thích sự xinh đẹp của Việt Nam qua lời kể của Bình và hẹn sẽ sang Việt Nam thăm Bình và nhờ anh làm “hướng dẫn viên".

Bình cho biết, cậu đã chuẩn bị khá nhiều thứ để bắt đầu cuộc hành trình này: Nghiên cứu về văn hóa, con người ở quốc gia mình sẽ đến cũng như phát triển các kỹ năng quản lý thời gian, kiểm soát chi tiêu và sống có kế hoạch. Đồng thời, việc trau dồi ngoại ngữ, nắm rõ luật pháp và các thủ tục cũng là những điều quan trọng để Bình có đủ tự tin bước ra thế giới.

Cậu giải thích: “Chuyến đi của mình nằm trong thời gian nghỉ Tết nên không ảnh hưởng đến việc học. Nhưng mình cũng khá tiếc nuối vì đã không thể đón Tết với gia đình”. Thay vào đó, Bình đã có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ như ăn Tết cùng gia đình của những người bạn Campuchia hay giao lưu với bạn bè đến từ các nước Đông Nam Á.

Trong đó, điều để lại cho cậu bạn nhiều cảm xúc nhất chính là sự đáng yêu của các em nhỏ cậu từng dạy. Bình bày tỏ: “Các bé hồn nhiên và luôn dành sự yêu mến, tôn trọng cho mình. Các em đã chủ động học vài câu tiếng Việt để gây bất ngờ cho mình. Vào buổi học cuối cùng, các em còn góp tiền mua tặng mình những lon nước ngọt mình thích. Những điều đó tuy nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng”.

An Bình cảm thấy mình như một người bản địa thực thụ.

An Bình cảm thấy mình như một người bản địa thực thụ.

Hiện tại, những gì tích lũy được sau chuyến hành trình bổ trợ rất tốt cho ngành học và cuộc sống của Bình. Cậu thấy mình trưởng thành hơn cả về kiến thức lẫn suy nghĩ. Bên cạnh đó, những chuyến đi đã khiến Bình nhận ra giá trị của việc sống vì cộng đồng để cống hiến nhiều hơn.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cậu bạn phải tạm hoãn khá nhiều dự định học tập và tình nguyện. Tuy nhiên, Bình sẽ tiếp tục những chuyến đi, tiếp tục đóng góp cho cộng đồng. Cậu "bật mí": “Mình sẽ ứng tuyển để trở thành tiếp viên hàng không như ước mơ của mình”.

Nguồn: [Link nguồn]

Cựu nam sinh Olympia và hành trình trở thành CEO sau 10 năm tham gia sân chơi trí tuệ

10 năm sau khi rời khỏi sân chơi trí tuệ “Đường lên đỉnh Olympia”, Minh Quang trở thành một CEO, một thầy giáo điển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nhu - Thu Thảo ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN