Gái trẻ chia sẻ về góc khuất nghề trang điểm cho người chết

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Dù thu nhập của nghề này rất cao nhưng phải đánh đổi nhiều thứ và không phải ai cũng dám làm.

Trang điểm cho người chết là một công việc rất kỳ lạ nhưng bạn có thể kiếm được tiền tỷ mỗi năm. Một công việc như vậy thậm chí còn có cả một khóa học chuyên nghiệp.

Tại Trung Quốc, ngành này có số lượng học viên khá khiêm tốn, khoảng 38 người theo học. Tuy nhiên, đây không phải là nghề mới mẻ, nó đã có từ rất lâu. 

Jiang Han là một chuyên viên trang điểm cho người chết, làm việc tại Nhà tang lễ Babaoshan Bắc Kinh. Cô mệt mỏi với đôi mắt thâm quầng sau khi xử lý thi thể vào nửa đêm hôm trước chia sẻ: “Mỗi ngày tôi đi ngủ lúc 3 giờ sáng, tóc rụng gần hết”.

Gái trẻ chia sẻ về góc khuất nghề trang điểm cho người chết - 1

Bị ảnh hưởng bởi một tình tiết trong phim nói về nghề trang điểm cho người chết, cô quyết tâm gắn bó cả đời mình với nghề này. Quyết định này vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Thậm chí cha cô còn tìm tới tận lớp học và đánh con gái mình trước mặt bao người.

Dù bị gia đình phản đối nhưng cô vẫn lén về nhà lấy giấy tờ, sau đó mua vé đi Trường Sa, Hồ Nam để học. Cô luôn cảm thấy đây là một nghề rất cần thiết trong cuộc sống và cần ai đó đứng ra làm.

Sự háo hức của cô khi  học nghề này nhanh chóng bị giáo viên trong trường dập tắt. Họ luôn nói những lời rất lạnh lùng, cho rằng đây là một nghề kiếm được rất nhiều tiền. Mục đích của những người làm nghề này đều muốn tìm cho mình một công việc có mức lương cao.

Trung bình thu nhập hằng tháng của các chuyên viên trang điểm cho người chết luôn vượt quá 10.000 tệ (hơn 34 triệu đồng). Có những tháng cao điểm, họ có thể kiếm gấp 3,4 lần con số này. Đây là mức lương cao hơn tầng lớp lao động bình thường.

Để có được mức lương này, họ phải chịu đựng nỗi cô đơn ngày đêm, cùng với sự thờ ơ, lạnh lùng, định kiến của mọi người.

---

Có một bộ phim Nhật Bản tên “Khởi hành”, được mệnh danh là “kinh thánh” dành cho những người hành nghề tang lễ. Bộ phim đã lột tả hết những nỗi cay đắng, tủi nhục những nhân viên tại đây phải chịu đựng.

Nhân vật chính trong phim là Daigo Kobayashi, để kiếm sống anh làm nghề chôn cất người chết, tiền công mỗi lần là 50.000 yên (8,3 triệu đồng). Trong mắt người khác, anh giống như “thần Chết”, mang lại sự xui xẻo nên hàng xóm, gia đình xa lánh.

Gái trẻ chia sẻ về góc khuất nghề trang điểm cho người chết - 2

Vì sợ làm phiền tới người khác, anh giấu nghề nghiệp của mình, kể cả vợ – Mika cũng không biết. Có một lần, ông chủ muốn anh chôn cất một bé gái nhưng anh phát hiện ra đó là một cậu bé. Anh hỏi gia chủ muốn trang điểm thành nam hay nữ.

Người mẹ nói rằng: “Nó là con trai nhưng luôn muốn trở thành con gái. Vì chuyện này mà luôn bị mọi người chê cười. Trang điểm cho thằng bé thành con gái, đó là mong ước của nó”.

Lúc này, anh nhận ra sứ mệnh của mình và ý nghĩa của công việc mình đang làm. Điều đáng buồn nhất là sau đó người vợ biết được công việc của chồng, cô kinh hãi, khóc lóc xin anh hãy nghỉ việc. Thậm chí cô còn nói: “Anh không cảm thấy xấu hổ khi làm công việc này à”.

Vợ anh tức giận bỏ về nhà mẹ đẻ, anh chạy tới ôm vợ nhưng bị cô đẩy ra và hét vào mặt anh: “Đừng đụng vào người tôi, thật bẩn thỉu”.

Cũng như Daigo Kobayashi, những người làm công việc liên quan tới người chết, nhà xác khiến họ trở thành người mang lại điềm xui xẻo.

Khi người thân của họ biết được họ làm nghề này, mọi người đều xa lánh và không muốn gần gũi. Thậm chí có một người kể rằng, sau khi anh làm bánh bao xong, tất cả người thân đều không dám ăn.

Một khi quyết định làm công việc trang điểm cho người chết, họ sẽ không có vòng tròn kết nối với xã hội, bạn bè xua đuổi, người thân xa lánh.

---

Có một cô gái làm việc trang điểm xác chết kể lại rằng, khi đang đi trên tàu điện ngầm, cô nói chuyện điện thoại và người bên cạnh tình cờ nghe được. Họ đoán được công việc của cô, sau đó lập tức né tránh như bệnh dịch.

Giám đốc một nhà tang lễ tên Yang Weiwei cho biết, trong 8 năm qua, bà phục vụ hơn 20.000 người đã khuất. Khi đối mặt với cái chết, tốt hay xấu đều không thể che giấu được.

Khi thấy một ông già vẫn mặc tã chứa đầy phân được đưa đến, bà tức giận và cũng xót thương cho họ. Bà vẫn âm thầm vệ sinh mọi thứ cho ông già, ngay cả khi người thân họ không trả tiền.

Nhiều người nghĩ rằng, nhà xác không có việc gì khác ngoài trang điểm cho người chết. Chỉ những người đã trải qua mới biết, nơi này đòi hỏi phải chịu được áp lực cao cả về thể chất và tâm lý.

Những người chết bình thường có thể trang điểm một cách đơn giản nhưng nếu họ có vết sẹo trên mặt, cần phải che phủ bằng một chất liệu đặc biệt. Rắc rối nhất là những người chết bất thường, hầu hết họ đều không thể nhận dạng được, xương bị xoắn và biến dạng. Vì lý do này, nhà xác phải tốn nhiều công sức hơn.

---

Một lần, Yang Weiwei và các đồng nghiệp của mình đã tiếp nhận hài cốt của 3 công nhân. Họ đang làm việc ở Congo thì mìn phát nổ và không may qua đời. Thi thể vận chuyển về Trung Quốc thì đã bị thối rữa, cháy đen.

Yang Weiwei nhớ lại: “Xương thịt của người chết gần như thối rữa hoàn toàn, giống như một vũng chất lỏng”.

Gái trẻ chia sẻ về góc khuất nghề trang điểm cho người chết - 3

Yang Weiwei và các đồng nghiệp đã bận rộn suốt đêm, cố tìm cách định hình lại phần da trên khuôn mặt, tiến hành sát khuẩn. Họ không dám nghỉ ngơi dù chỉ một phút vì sáng hôm sau đã phải đưa hài cốt đi thiêu.

"Nhiều người không hiểu gì về nhà xác. Có một số thành kiến, đặc biệt đối với các cô gái nhưng tôi nghĩ mình có thể làm công việc này cả đời”, Xiao Chuang (20 tuổi) nói.

Cô là một thực tập sinh năm 2 đang làm việc trong một nhà tang lễ. Cô kể khi mình đang học trung học thì bà mất. Bà cô không được trang điểm mà cứ để nguyên như vậy đem chôn. Sự hối hận này luôn khiến cô phải suy ngẫm. Cô đã bất chấp sự phản đối của gia đình và chọn công việc này.

Tuy nhiên, ngành tang lễ không dễ dàng như cô nghĩ. Trong năm học đầu tiên của mình, cô rất sốc trước thực tế mình sẽ không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong suốt cả năm, 24 giờ bất cứ khi nào người ta gọi thì mình phải có mặt.

Mùi chất bảo quản ngột ngạt bao phủ mọi nơi. Điều kinh khủng nhất là nhìn thấy xác của những cái chết bất thường khác nhau.

Xử lý hài cốt là công việc khó khăn nhưng đối mặt với gia đình lại là một điều khó khăn không kém.

Đôi khi con cái của những người đã khuất đưa ra những yêu cầu khác nhau, thậm chí còn chế giễu: “Không phải mấy người chỉ biết kiếm tiền từ người chết sao”.

Điều khó chịu nhất đối với Xiao Chuang là cô mất khả năng yêu cái đẹp. Một cô gái chỉ mới 20 tuổi nhưng không thích làm đẹp cho mình. Những người xung quanh cô từng hỏi: “Cô trang điểm cho người chết thì có trang điểm cho mình không?”. Cô trả lời: “Không bao giờ”.

Mỗi khi muốn trang điểm cho mình, cô luôn nghĩ đến khuôn mặt của những người đã qua đời. Trước khi đi làm mỗi ngày, cô chỉ thoa một ít kem dưỡng da. Cô không có bạn bè, không có người nói chuyện.

---

Có rất nhiều lý do khiến một người bước chân vào con đường trang điểm cho người chết, đó có thể là vì cú sốc người thân qua đời.

Giám đốc nhà tang lễ Yang Weiwei kể rằng, có một ông già tiễn đưa cùng lúc 4 người thân qua đời là vợ, con gái, 2 cháu gái, tất cả đều chết vì ngộ độc khí. Ông gần như mất tất cả những người thân chỉ sau một đêm. Ông quá đau buồn nên cứ nằm bên quan tài khóc suốt đêm.

Khuôn mặt của người quá cố tím tái do ngộ độc khí, Yang Weiwei đã sử dụng dầu được pha chế đặc biệt, cùng với kem che khuyết điểm. Họ được trang điểm phù hợp với lứa tuổi của mình. Sau đó, ông đặt những bộ quần áo vào quan tài, thêm các món đồ chơi của 2 bé gái thích.

Sau khi tất cả những điều này đã được thực hiện, ông lão khóc và không ngừng nói cảm ơn.

Với mỗi một người chết, họ luôn có một câu chuyện khiến cho những người làm trang điểm phải suy tư. Gia đình những người đã khuất hy vọng có thể nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của người thân lần cuối.

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ việc văn phòng, giới trẻ Trung Quốc làm nhiều nghề lạ lùng

Hiện tại, nếu được hỏi về công việc mơ ước, giới trẻ Trung Quốc có thể đưa ra một loạt những nghề mới mà bạn có thể chưa từng nghe đến trước đây, như nghệ sĩ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng - 163 ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN