Đằng sau nỗi khổ không nói nên lời của hoàng đế trong chuyện ái ân

Làm hoàng đế nhưng ngay cả chuyện ân ái với ai cũng phải tính toán, ân ái như thế nào cũng bị kiểm soát gắt gao. Thực sự là người câm ăn quả đắng, có khổ tự biết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời cổ đại, hoàng đế có vô số thê thiếp, tam cung lục việc hàng trăm phi tần, tuy vậy, là người đàn ông đứng trên vạn người, hoàng đế đôi khi cũng không thể tùy theo lòng mình, làm theo sở thích, đặc biệt là trong chuyện thị tẩm, phòng the.

Theo ghi chép, thời nhà Thanh, các phi tử khi được hoàng đế lật thẻ bài thị tẩm thì sẽ phải trút bỏ toàn bộ quần áo, trang sức trên người. Sau đó được thái giám dùng thảm lụa bọc kín lấy, đặt sẵn lên giường vua.

Sau khi được hoàng đế sủng hạnh, yêu thương, phi tử may mắn đó lại được bọc lại, để thái giám khiêng ra ngoài. Không chỉ có thế, những phi tử quá 25 tuổi sẽ không được phép thị tẩm nữa.

Trên thực tế, sở dĩ các phi tử phải ở trần, trút bỏ toàn bộ quần áo trước khi lên giường cùng hoàng đế là vì sự an nguy của hoàng đế. Do lo sợ trên người các phi tử có thể giấu lưỡi dao, ám khí lấy mạng hoàng đế, thời nhà Thanh, toàn bộ phi tử khi được sủng hạnh buộc phải ở trần, trải qua các bước đã nêu bên trên.

Tuy vậy, màn lột đồ này cũng khiến đa số các hoàng đế bị tụt hứng, giảm nhu cầu, làm cho có lệ.

Trong quá trình hoàng đế ân ái cùng các phi tử, thái giám cũng ở ngoài giám sát chặt chẽ. Nếu như thời gian quá dài, thái giám đứng ngoài sẽ nói lớn: "Thỉnh hoàng thượng chú ý long thể", giục hoàng đế nhanh nhanh xong việc.

Đang lúc thăng hoa, nghe giọng thái giám vang lên, không hoàng đế nào không chán nản, bực mình, thực sự là có khổ không thể nói.

Nếu hoàng đế cố tình không để ý, sau ba lần nói lớn, thái giám được phép xông vào phòng, đưa phi tử vẫn còn đang trần như nhộng ra ngoài.

Chính vì thế, khi nghe tiếng thái giám, mặc dù còn đang mặn nồng, tâm lý cực kỳ bất mãn, oán giận, khó chịu, hoàng đế và các phi tử cũng sẽ tự động biết ý dừng lại, tránh để xấu mặt.

Nếu như thị tẩm thuận lợi, sau khi hoàng đế xong việc, thái giám đã xuất hiện, đưa ra câu hỏi: "Giữ hay không giữ". Nếu hoàng đế nói "Giữ", thái giám sẽ đưa phi tử được gói kỹ rời khỏi tẩm cung, đến hậu cung nghỉ ngơi chu đáo.

Ngược lại, hoàng đế nói "Bỏ", thái giám sẽ đưa nữ quan vào, bấm huyệt hoặc cho phi tử uống thuốc, ngăn không cho có thai.

Không chỉ thế, thái giám cũng sẽ ghi lại kỹ lưỡng thời gian thị tẩm, thị tẩm ai, ngày, giờ, tháng, năm đầy đủ, đề phòng nếu phi tử có mang thai, còn xác định xem có đúng hay không là con hoàng đế.

Một điểm đáng lưu ý nữa, hoàng đế không thể thị tẩm qua đêm bất cứ phi tần nào. Lý do thứ nhất là bởi, theo quan niệm người xưa, một khắc xuân tiêu đáng giá ngàn vàng, nếu hoàng đế không thể tiết chế, trầm mê nữ sắc, có thể khiến long thể bị tổn thương, hao kiệt. Thân thể hoàng đế ảnh hưởng trực tiếp đến vận thế của quốc gia, vì vậy không thể qua loa, đại khái.

Lý do thứ hai là vì phòng ngừa hậu cung tham dự vào chính sự. Nếu hoàng đế nằm ôm mỹ nhân cả đêm, các phi tử thừa dịp được yêu thương có thể sẽ thì thầm to nhỏ, cầu xin đủ thứ, cuối cùng hình thành mối họa tiềm tàng, ảnh hưởng đến quốc gia đại sự.

Có thể thấy, làm hoàng đế cũng không sung sướng gì. Ngay cả chuyện ân ái với ai cũng phải tính toán, ân ái như thế nào cũng bị kiểm soát gắt gao. Thực sự là người câm ăn quả đắng, có khổ tự biết.

Tân hôn chưa kịp động phòng, công chúa đã bị phò mã làm điều kinh khủng

Xinh đẹp tuyệt sắc, tài hoa hơn người, thế nhưng số phận của công chúa Nghi Phương thực sự bi thảm, khiến người đời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tùy Ý ([Tên nguồn])
Kiến thức giới tính Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN