Cuộc sống sau hôn nhân của chồng là tiến sĩ, vợ chỉ học trung cấp

Khi đã thực lòng yêu thương nhau, vấn đề chênh lệch trình độ sẽ được bù đắp bằng nhiều thứ khác.

Sự chênh lệch trình độ không ảnh hưởng gì nhiều tới tình yêu tôi dành cho vợ. (Ảnh minh họa)

Sự chênh lệch trình độ không ảnh hưởng gì nhiều tới tình yêu tôi dành cho vợ. (Ảnh minh họa)

Tôi tên Vương, trước khi kết hôn, tôi luôn là một thanh niên 3 tốt trong mắt mọi người: nhân cách tốt, học hành tốt, sự nghiệp tốt. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ tôi đã không tin vào hôn nhân, thậm chí còn có suy nghĩ kết hôn chỉ là mục đích thừa kế gia sản nên không kỳ vọng gì nhiều vào tình yêu.

Thế nhưng, kể từ khi gặp người vợ hiện tại, mọi suy nghĩ của tôi đều bị đảo lộn. Trong mắt mọi người, tôi và vợ có khoảng cách quá lớn không thể xóa nhòa.

Tôi vừa mới hoàn thành bậc tiến sĩ, làm trong một công ty có tiếng tăm, còn vợ chỉ học trung cấp, trước đó làm nhân viên lễ tân. Vì sự chênh lệch trình độ mà nhiều lúc cô ấy không hiểu những gì tôi nói. Cô ấy cũng không quan tâm tới những điều tôi làm, thậm chí những thứ cô ấy thích tôi thấy thật ngớ ngẩn.

Khi đi làm về, tôi thường thích đọc sách thay vì làm việc nhà. Cô ấy rất đảm đang trong chuyện nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ, nấu ăn..., mọi thứ đều rất gọn gàng và tươm tất.

Vì lo tôi làm việc vất vả nên cô ấy dậy sớm chuẩn bị cơm cho tôi mang đi làm. Thực ra, tôi không quá vất vả, nhưng vì cô ấy nói vậy nên tôi đành phải giả vờ là mình làm việc cực khổ lắm. Cuối tuần, tôi thường thích ngủ nướng, cô ấy dậy sớm nhưng cố gắng không tạo ra tiếng ồn, sau đó nấu đồ ăn sáng chuẩn bị cho chồng con.

Nhìn chung cô ấy là một người vợ rất chu toàn, chỉ có mỗi 1 khoản là chênh lệch trình độ với tôi quá. Ngoài sở thích khác nhau, việc mua sắm của 2 vợ chồng cũng không có điểm chung.

Tôi thấy thu nhập của 2 vợ chồng cũng khá nên thường đưa vợ đi mua quần áo. Thế nhưng, cô ấy bảo rằng như thế tốn kém quá và thường chọn mua đồ sale trên mạng. Sau này, tôi nhận ra, chỉ cần đưa tiền để cô ấy tự đi mua sẽ thoải mái hơn cho cả 2, vui vẻ mới là điều quan trọng nhất.

Trước đây tôi rất thích sưu tập những đôi giày thể thao đắt tiền, sau này cô ấy nói rằng đó là việc lãng phí tiền bạc, dần dần tôi nhận ra những đôi giày đó thật vô dụng.

Tôi muốn đến Tây Tạng, đi du lịch nước ngoài nhưng cô ấy nghĩ rằng những nơi ấy thật nguy hiểm, đi trong nước cũng tốt không kém. Dần dần tôi cũng thôi luôn ý định đi du lịch như vậy nữa.

Đôi khi tôi nói với vợ về công việc của mình, những thí nghiệm không suôn sẻ, áp lực nghiên cứu, nhà trường ép giáo viên… Tôi biết rằng cô ấy không hiểu nhưng tôi vẫn sẵn lòng chia sẻ. Có những khi một mình tôi thao thao nói liên hồi suốt 10 phút, khi nói xong tôi lại cười: “Thực ra anh nói với em cũng vô ích thôi, nhưng anh vẫn cứ thích nói như vậy”. Cô ấy nghe xong liền cười khúc khích.

Nếu tôi là cô ấy, có lẽ tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thế nhưng, cô ấy nói rằng, chồng mình đang chia sẻ cuộc sống, không hà cớ gì bản thân lại không lắng nghe. Dần dần, tôi nhận ra, tâm lý của tôi không tốt bằng 1/10 của vợ.

2 vợ chồng không có năng khiếu gì nên cô ấy ngày nào cũng đưa con đến các lớp học kỹ năng dù mưa hay nắng. Cô ấy thường nói với các con rằng: "Con phải đọc nhiều hơn, biết nhiều thứ, trở thành một người giỏi như cha của con vậy".

Học vấn của cô ấy không cao, gia cảnh cũng không bằng nhà tôi. Ban đầu mẹ tôi không vừa ý cô ấy lắm, rất lạnh nhạt. Mẹ càng phản đối tôi lại càng thích và không muốn buông bỏ. Cuối cùng, bố mẹ cũng đành đồng ý, điều quan trọng nhất là tôi muốn có một người vợ hiền lành.

Trên thực tế, ngoài việc vợ phụ thuộc vào tôi về vấn đề tài chính, tôi nhận ra bản thân mình dựa dẫm vào vợ rất nhiều, đặc biệt là về tâm lý. Có thể là do tôi thiếu tình thương của gia đình từ lúc nhỏ, đặc biệt là tình yêu của mẹ, nên khi nhìn thấy sự đảm đang, hy sinh của vợ, tôi không ngại ràng buộc và gắn bó với cô ấy cả đời.

Trước khi kết hôn, tôi nghĩ rằng cả 2 sẽ không có tiếng nói chung vì quá khác biệt nhau. Thế rồi, khi sống chung với nhau, tôi nhận ra cô ấy rất đơn thuần và lạc quan, cảm giác năng lượng tích cực luôn tràn trề. Cô ấy sẵn sàng chia sẻ cho tôi nghe những chuyện vui mà mình gặp phải, kể cả chuyện vụn vặt. Ngược lại, tôi nghĩ công việc của mình rất nhàm chán, đôi khi còn phàn nàn vụ tăng lương. Cô ấy nói rằng, cuộc sống hiện tại rất thoải mái, rất hài lòng nên không đòi hỏi gì cả.

Tôi nhận ra, trình độ học vấn thực sự không quá quan trọng. Bố mẹ tôi tuy là người có trình độ học vấn cao, nhưng tính cách cả 2 quá khác biệt. Mẹ tôi luôn nghi ngờ chồng mình ngoại tình, lúc nào cũng cảm thấy bị lừa dối. Còn bố thì bảo tâm trí mẹ tôi không bao giờ ở nhà. Cuộc hôn nhân của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tôi khi còn nhỏ, tôi chưa bao giờ thích điều đó.

Vợ tôi tuy có hoàn cảnh gia đình bình thường, nhưng bố mẹ cô ấy sống rất hạnh phúc, gia đình nề nếp gia phong đàng hoàng. Thỉnh thoảng, cô ấy thường kể cho tôi nghe về tuổi thơ của mình, rất nhiều điều thú vị mà tôi chưa từng trải qua, thật có chút ghen tỵ.

Tôi nhận ra, nếu cha mẹ là giáo viên của con cái, học vấn của vợ chắc chắn tốt hơn tôi rất nhiều. Tôi trân trọng cô ấy rất nhiều, vì tôi biết rằng nếu mình làm gì có lỗi với vợ, chắc chắn bản thân sẽ ân hận cả đời.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau ly hôn, tôi choáng váng khi chồng cũ đến đòi ngược tiền nuôi con

Tôi không ngờ chồng cũ của mình lại mặt dày đến thế, anh ta không còn chút liêm sỉ nào cả nên mới thốt ra những lời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Tình yêu sau hôn nhân thay đổi như thế nào? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN