Chồng yêu cầu biếu nhà nội 30 triệu, vợ đưa ra bản chi tiêu khiến chồng câm nín

Nghe chồng kể ra đủ thứ từ tiền nong, quà cáp biếu bố mẹ chồng, cháu chắt mà chị “choáng váng”.

Chị hốt hoảng khi nghe chồng đề xuất chi tiêu ngày Tết (ảnh minh họa)

Chị hốt hoảng khi nghe chồng đề xuất chi tiêu ngày Tết (ảnh minh họa)

Túng thiếu thời COVID-19 là nỗi lòng không của riêng ai, Tết đến, nỗi lo tiền nong và các khoản cần chi tiêu càng thêm chồng chất. Chị Dương Thủy (35 tuổi, hiện sống tại Hà Nội) cũng không ngoại lệ. Ngày Tết cận kề, chị như ngồi trên đống lửa sau khi nghe chồng ra “yêu sách” về chuyện chi tiêu ngày Tết.

Dịch bệnh hoành hành khiến nhà chị có một cái Tết “nghèo đói” khi lương, thưởng của chị đều giảm, công việc làm ăn của chồng thì thất thu. Chồng chị vốn là chủ một phim trường chụp ảnh, những năm trước doanh thu tới tấp nhưng năm vừa rồi dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng, phim trường chỉ còn thiếu nước đóng cửa.

Công việc của chồng gần như “đóng băng”, số lãi có được trước đó dồn cả vào trả gốc và lãi ngân hàng. Mọi chi tiêu trong nhà đều do một tay chị lo liệu. Thế nhưng, thưởng Tết bèo bọt, cộng cả khoản lương tháng 1/2021, chị cũng chỉ có thể lo một cái Tết vừa vặn cho gia đình.

Nào ngờ, chồng chị vẫn quen với cách chi tiêu của những năm trước đó, ra “yêu sách” phải chi đậm cho nhà chồng. “Vợ chồng đi xa cả năm, Tết nhất cũng phải biếu ông bà 20 triệu đồng, rộng rãi hơn thì 30 triệu như mọi năm”, chồng chị nói, kèm theo đó là một loạt danh sách đối nội – đối ngoại của chồng như: tiền biếu bà nội, tiền cho các cháu mua quần áo Tết, tiền mua lợn rừng về thịt đãi họ hàng, bánh kẹo, thực phẩm… Đến cả tiền lì xì Tết chồng cũng “chỉ điểm” cho chị, mừng tuổi ít nhất từ 50.000 đồng trở lên. Chị nghe mà choáng váng.

“Số tiền chồng muốn chi ra nhiều hơn gấp đôi số tiền chúng tôi có hiện tại. Chưa kể, anh không hề nhắc gì đến việc biếu bên ngoại hay tiền sắm sửa quần áo cho vợ con, sắm sửa cho căn nhà này. Tôi hỏi anh: “Được, anh muốn chi thế nào em làm theo thế đó nhưng giờ tiền đâu ra?”. Anh bảo, kẹt quá thì lấy nốt khoản tiền tiết kiệm trong két ra mà tiêu khoản đó. Nhưng chúng tôi phải trả nợ ngân hàng theo đúng hạn khi ra Tết. Tôi nào dại gì mà nghe theo”, chị Thủy ca thán.

Chị phải tính toán, đề ra bản kế hoạch chi tiêu chi tiết để thuyết phục chồng (ảnh minh họa)

Chị phải tính toán, đề ra bản kế hoạch chi tiêu chi tiết để thuyết phục chồng (ảnh minh họa)

Thật ra, chị hoàn toàn hiểu tâm lý chồng, không muốn mất mặt trước gia đình. Mấy năm nay, nhờ ăn nên làm ra, Tết nào nhà chị cũng chi tiền không kiểm soát. Mọi người chỉ nghĩ nhà chị giàu chứ không biết hai vợ chồng phải đôn đáo xoay vòng vốn, vay rồi lại trả nợ ngân hàng.

Gia đình chồng không ngừng ca tụng chồng chị giỏi giang, giàu có. Chồng chị đã quen với việc đó nên không muốn vì một năm làm ăn thất bát mà cắt giảm chi tiêu, khiến mọi người đánh giá. Dẫu vậy, chị vẫn quyết định phải nghĩ cách nào đó để chồng hiểu ra vấn đề.

Và cuối cùng, chị Thủy “chơi bài ngửa”. Chị cùng chồng ngồi lại, trao đổi thẳng thắn về mọi thứ.

“Tôi đề xuất, nếu biếu ông bà nội 20 triệu thì ông bà ngoại cũng phải 20 triệu, nội 30 triệu thì ngoại cũng 30 triệu. Chồng tôi giãy nảy, nói nếu vậy nguyên khoản biếu xén đã quá tốn kém. Tôi càng bức xúc, nói thẳng với chồng rằng, bố mẹ nào cũng như nhau, không thể bên nặng, bên nhẹ, nếu biết tốn kém, tại sao ngay từ đầu lại đề xuất biếu bên nội quá sức như vậy?".

Tôi giải thích thêm, bố mẹ hai bên đều hiểu hai vợ chồng đang khó khăn, chẳng ai đòi hỏi gì nhiều, tấm lòng là chính, biếu bao nhiêu bố mẹ cũng đều quý trọng. Chính bản thân chồng đang cố gồng lên để lấy tiếng thôi”, chị Thủy kể.

Sau đó, chị liệt kê số tiền cụ thể phải chi cho từng khoản, từ biếu xén cho đến quà cáp, sắm Tết, lì xì… Và tổng cộng số tiền phải chi cho 3 ngày Tết là quá lớn. Chị khẳng định thêm: “Số tiền trong két là tiền ngân hàng, không phải tiền của hai vợ chồng nên tuyệt đối không được động vào. Nếu anh muốn chi tiêu thoải mái như anh muốn thì giờ chỉ còn cách phải vay thêm tiền. Ngược lại, chúng ta có thể cân đối mọi khoản chi tiêu bằng số tiền đang có”. Ngay lập tức, chị đưa ra một bản kế hoạch chi tiêu chi tiết đã tính toán từ trước đó.

Chồng chị Thủy rút cuộc cũng hiểu ra vấn đề. Anh thừa nhận, kinh tế gia đình năm nay không được như trước, không thể chi tiêu quá tay. Bản thân anh cũng chẳng thể đi vay thêm tiền đem về cho vợ tiêu Tết. Cuối cùng, anh đồng ý với kế hoạch chi tiêu của vợ.

Biết mình đã thắng, chị nhẹ nhàng động viên chồng: “Dịch dã thế này, người người, nhà nhà đều khó khăn chứ chẳng riêng nhà mình, nên không ai đánh giá hai vợ chồng hết keo kiệt hết. Ông bà nội dù ở quê nhưng cũng có lương hưu, con cháu biếu ít đi một chút thì ông bà vẫn thoải mái chi tiêu ngày Tết, chưa kể, hầu hết mọi thứ em đều sắm sửa đủ cả rồi. Ngày Tết, quan trọng là sự sum vầy, ấm cúng, những cái khác cứ khéo lo là tất cả đều vừa vặn”.

Chồng chị càng nghe càng thấy hợp lý nên không có ý kiến gì thêm. Sau lần này, chị Thủy cũng hiểu ra, vợ chồng cần nhất là sự lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, không nên một bên áp đặt còn một bên miễn cưỡng chấp hành. Chỉ cần vợ chồng đồng lòng thì dù kinh tế khó khăn vẫn có thể hài hòa mọi chuyện.

Nguồn: [Link nguồn]

Thưởng Tết của chồng bỗng giảm một nửa, tôi ê chề nhận thêm cay đắng

Dịch Covid-19 khiến đời sống khó khăn, chồng khoe được thưởng Tết 10 triệu tôi đã mừng. Nào ngờ tiền chưa tới tay,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN