Chồng giữ hết tiền, quản chặt chi tiêu: Chị em bàn nhau cách “móc ví” cao tay

Có những ông chồng khốn đốn khi bị vợ “tịch thu” hết lương. Thế nhưng cũng có không ít bà vợ khổ sở vì không được giao trọng trách tay hòm chìa khóa.

Sống chung với chồng "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" khiến chị em ngột ngạt (Ảnh minh họa)

Sống chung với chồng "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" khiến chị em ngột ngạt (Ảnh minh họa)

Chuyện quản lý tài chính trong mỗi gia đình luôn là đề tài gây tranh cãi. Từ xa xưa, công việc này thường thuộc về người phụ nữ. Bản năng của họ là vun vén, tính toán để gia đình có mức chi tiêu hợp lý, đồng thời có của ăn của để.

Tuy nhiên không phải người vợ nào cũng được chồng tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Đã có không ít ông chồng khổ sở vì bị “tịch thu” hết tiền lương thì cũng có không ít các bà vợ méo mặt trước cách quản lý tài chính quá chặt chẽ của chồng.

Mình khó khăn nhưng con cái đầy đủ là được

Chị Minh (32 tuổi) đã lấy chồng được 5 năm nhưng không hề biết trong két sắt gia đình có gì ngoài những giấy tờ quan trọng. Mọi khoản chi tiêu trong nhà đều được quyết định bởi chồng.

Mình đã kết hôn được 5 năm và hiện tại không có gì trong tay. Số vàng hồi môn bố mẹ cho cũng bị chồng giữ ngay sau hôm cưới. Chi tiêu chợ búa hằng ngày mình vẫn phải đảm nhiệm bằng khoản tiền chồng đưa mỗi tuần.

Hằng tháng mình phải đóng góp 8 triệu vào quỹ gia đình. Chồng cũng vậy. Với khoản 16 triệu đó, chồng mình sẽ phân bổ đâu là khoản nội trợ, đâu là khoản học phí cho các con, tiền phí sinh hoạt cố định, và tiền tiết kiệm.

Mỗi tuần mình được chồng đưa 2 triệu để chi tiêu. Tất cả mọi khoản chi mình phải ghi chép lại rõ ràng. Với tình hình vật giá leo thang như hiện tại, mình phải rất khó khăn để xoay xở”, chị Minh kể lại.

Chị Minh chấp nhận để chồng quản lý tài chính vì cuộc sống của các con được đảm bảo (Ảnh minh họa)

Chị Minh chấp nhận để chồng quản lý tài chính vì cuộc sống của các con được đảm bảo (Ảnh minh họa)

Qua tìm hiểu, bản thân chị Minh là người có công ăn việc làm ổn định, lương tháng khoảng 10 triệu.

Mình đã sống ở thành phố gần chục năm nhưng không quen được với nhịp sống ở đây. Thời gian mới cưới mình thường xuyên bị chồng và gia đình bên chồng chê về cách chi tiêu. Trong lúc tức giận mình để anh ấy quản lý tất cho nhẹ đầu.

Giờ mình đã quen với cách sống này. Dù sao mình vẫn còn 2 triệu tiền lương dư ra và thỉnh thoảng có nhận làm thêm một chút việc lúc rảnh rỗi để tích lũy riêng. Mình thấy cuộc sống hiện tại vẫn đàng hoàng, các con có điều kiện tốt nên không muốn thay đổi”, chị Minh tỏ ra hài lòng.

Chị em cao tay khiến chồng “móc ví”

Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng dễ tính như chị Minh. Thời buổi hiện đại này, chị em có rất nhiều “kế sách” để trị những ông chồng quen thói “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”.

Chị Hạnh (29 tuổi) cũng là người ở vùng quê và lấy chồng thành phố. Đây là lý do chính khiến chị không được tin tưởng trở thành “thủ quỹ” của gia đình. Không những vậy người chồng có tính gia trưởng nên vô cùng khắt khe trong chuyện chi tiêu.

Tính ông xã nhà mình cổ hủ lắm, gần như không bao giờ biết tặng quà vợ trong những ngày đặc biệt. Đã thế tiền nong thì quản lý rất chặt nên muốn xin tiền mua một thỏi son, một chiếc váy mới còn khó hơn lên trời.

Thế nhưng mình không chịu thua. Mình lên mạng tập hợp những chị em cùng cảnh ngộ để tìm cách tháo gỡ. Những ngày lễ quan trọng, mình cứ chủ động chọn quà ở các hàng online xong đặt giao đến cơ quan chồng.

Mình còn nhớ lần đầu tiên bị gài như vậy ông xã tức lắm. Tuy nhiên việc chồng mình cầm hộp quà hình trái tim màu hồng cùng bó hoa trong ngày 8/3 đã được các đồng nghiệp trầm trồ. Chính những lời khen đó đã khiến anh ấy có suy nghĩ thoáng hơn và dần dần hiểu được tâm lý phụ nữ.

Mình đã làm vài lần như vậy và giờ anh ấy đã chủ động hơn, tự giác mua quà hoặc đưa tiền cho mình làm đẹp, mua sắm”, chị Hạnh hào hứng chia sẻ kinh nghiệm.

Chị em có nhiều cách khiến chồng phải rút hầu bao (Ảnh minh họa)

Chị em có nhiều cách khiến chồng phải rút hầu bao (Ảnh minh họa)

Chị Trang (33 tuổi) cũng đã có cách ứng xử khiến chồng phải thay đổi tư duy quản lý tài chính. Giống với các trường hợp kể trên, chị Trang không được giữ tiền mà tất cả những mua sắm cá nhân phải thông qua chồng. Gia đình đã có nhiều phen tranh cãi căng thẳng nhưng vì phải phụ thuộc kinh tế quá nhiều nên chị không thể thay đổi tình hình.

Chị em phụ nữ có nhiều khoản chi không tên lắm, chẳng lẽ cái gì cũng phải xin tiền chồng. Mình không muốn sống như thế nên phải tìm cách thay đổi. Chồng không cho tiền thì không thể đòi hỏi cao.

Vì thế trong mỗi dịp gặp gỡ gia đình hay tụ tập bạn bè, mình và các con đều ăn mặc rất xuề xòa, luôn tỏ ra ngờ nghệch trước những món đồ hay trào lưu mới. Nhìn thấy vợ “chìm nghỉm” so với các chị em khác, nhìn thấy con cái thiếu thốn so với đám bạn, chồng mình đã nhận ra vấn đề.

Mình biết việc chồng tiết kiệm, quản lý chặt tài chính là hướng đến tương lai lâu dài. Thế nhưng không vì thế mà bóp nghẹt cuộc sống hiện tại. Vợ chồng đang tuổi phong độ, con cái đang tuổi ăn tuổi lớn thì cũng phải có lúc được tận hưởng.

Vừa rồi mình đã lấy hết can đảm đặt một chuyến du lịch cho cả nhà nhưng không thấy chồng phản ứng mạnh, có lẽ cách làm của mình dù không mới song đã có kết quả ngoài mong đợi”, chị Trang vui mừng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chị em khoe ”thành tích” bắt quỹ đen của chồng, cánh đàn ông kêu cứu

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện nhiều bài viết khoe "chiến tích" tìm thấy chỗ chồng giấu tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Giữ tiền của chồng: Nên hay không? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN