Ám ảnh thói "chơi ngông" của giới trẻ ngày nay
Mới đây, vụ việc thiếu nữ rơi xuống sông tử vong khi tổ chức sinh nhật ở cầu phao một lần nữa cảnh báo về những thú vui mạo hiểm và khác người tiềm ẩn nhiều rủi ro của giới trẻ.
Tổ chức sinh nhật ở cầu phao, thiếu nữ rơi xuống sông tử vong
Vụ việc xảy ra vào đêm 4/6 khi nhóm thanh niên nam, nữ tới khu vực cầu phao Ninh Cường (xã Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định) để hóng gió. Biết hôm đó là sinh nhật của Nguyễn Thị Ph. (SN 2000) nên nhóm này mua bánh kem và pháo bông về tổ chức sinh nhật cho Ph.
Người dân vớt được thi thể thiếu nữ xấu số.
Đến nửa đêm, sau khi sinh nhật xong, một thanh niên trong nhóm bất ngờ bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, Ng. biết bơi và được bạn bè ứng cứu kịp thời nên đã được đưa lên bờ.
Khi bạn bè vừa cứu được anh Ng. thì bất ngờ Ph. lại rơi xuống sông. Bạn bè nhảy xuống cứu nhưng không kịp. Đến 8h30 sáng ngày 5/6, thi thể thiếu nữ xấu số mới được tìm thấy.
Sự việc trên dẫu là một tai nạn nhưng vẫn khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng xót xa. Việc tổ chức sinh nhật hay đơn thuần chỉ ngồi hóng gió ở cầu phao vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như thế, việc gặp tai nạn, thậm chí mất mạng do rơi xuống sông là điều hoàn toàn có thể tiên lượng trước.
Rơi từ tầng 3 vì muốn có 1 bức ảnh selfie đẹp
Vào đầu tháng 4/2017, một cô bé đến từ Ljuberzy (một thành phố lớn của Nga, gần Moscow) cố gắng chụp một bức ảnh selfie đẹp và rơi từ tầng 3 của tòa nhà xuống đất. Mẹ cô bé này chia sẻ bà trải qua cơn mộng lớn trong cuộc đời.
Tuy nhiên thật may mắn vì cô bé 12 tuổi chỉ bị thương thặng. Cô bị chấn động mạnh cùng với tổn thương cột sống.
Theo một nghiên cứu mới đây của Carnegie Mellon, ít nhất 127 người đã chết vì liên quan đến việc selfie tại các khu vực nguy hiểm ở trên cao (killfie).
Một số hình ảnh chụp ảnh mạo hiểm của giới trẻ.
Chàng trai này đã tử vong do bị điện giật khi cố trèo lên tháp truyền tải để chụp ảnh tự sướng.
Trước đó, theo Priceonomics, ít nhất 12 vụ chết người liên quan đến selfie trong năm 2015. Con số này cao hơn cả số người thiệt mạng vì bị cá mập tấn công (8 người). Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì nguyên nhân này cao nhất thế giới.
Leo ra rìa tảng đá, trả giá bằng 5 mạng người
Ngày 17/9/2016, 6 nữ sinh Đại học Kỹ thuật Vaagdevi (Ấn Độ) leo ra rìa mỏm đá ở huyện Warangal để chụp ảnh “tự sướng”. Một cô gái không may trượt chân ngã xuống hồ nước bên dưới.
Trong cơn hoảng loạn vì không có ai ở gần đó để cầu cứu, lần lượt 5 nữ sinh nhảy xuống cứu bạn. Cuối cùng, chỉ có một người may mắn sống sót.
Trước đó, ngày 3/8, một nam sinh 22 tuổi người Ấn Độ cũng tử nạn vì trượt chân rơi từ hẻm núi cao hơn 600m trong khi đang mải selfie cùng nhóm bạn thân.
Chàng trai 17 tuổi, Andrey Retrovsky tử vong do đu mình ra ngoài tòa nhà 9 tầng để selfie. Ảnh: Instagram.
Tháng 9/2015, chàng trai người Nga tên Andrey Retrovsky - chủ trang Instagram @drewsssik, chuyên đăng tải những bức hình selfie mạo hiểm - trèo lên tòa nhà 9 tầng ở Moscow và đu mình ra ngoài bờ tường để giả vờ như đang rơi xuống. Không may, nam sinh trượt tay và qua đời khi mới 17 tuổi.
Có thể nói, những rủi ro, những tai nạn thương tâm vì thói chơi ngông, thích thể hiện của giới trẻ vẫn được cảnh báo bằng những con số và những cái chết cụ thể. Đôi khi cuộc sống ảo, sự bốc đồng sẽ phải trả giá bằng cả tuổi trẻ, tương lai thậm chí là tính mạng.
Khoác trên mình chiếc áo cảnh sát nhưng cô gái trẻ lại mặc quần cộc, “tự sướng“ không đứng đắn.
Bạn có những băn khoăn muốn chia sẻ, những tâm tư muốn được giãi bày, những khúc mắc muốn nhờ tư vấn? Hãy gửi ngay những tâm sự của bạn tới mail bantrecuocsong@24h.com.vn để các chuyên gia tâm lý, tình yêu gỡ rối giùm bạn |