99% lời khuyên về làm giàu có thể rút gọn chỉ trong 2 quy tắc

Những khoản tiền nhỏ và tưởng chừng như không đáng kể, khi được đầu tư trong thời gian dài có thể khiến bạn trở nên giàu có.

Chris Reining đã nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách một triệu phú tự thân.

Chris Reining đã nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách một triệu phú tự thân.

(*) Bài viết là chia sẻ của Chris Reining, người đã nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách một triệu phú tự thân. Anh được nhiều người biết đến bởi những chia sẻ về bài học tài chính, quản lý tiền bạc. Hơn 15 năm trước khi trở thành một triệu phú, Chris Reining từng chỉ kiếm được 4,25 USD cho giờ rửa bát thuê ở một nhà hàng. 

Năm 1956, Warren Buffett đang quản lý khoảng nửa triệu đô la. Nơi ông vẫn làm việc và nghiên cứu khi đó chỉ là một góc nhỏ trong phòng ngủ. Tất cả mọi việc, từ kỳ cạch gõ chữ trên máy đánh chữ IBM tới nộp hồ sơ giấy tờ, đóng thuế, ông đều một tay mình làm cả. Và giờ thì chắc hẳn không ai là không biết, ông là nhà đầu tư huyền thoại, một trong những người giàu nhất thế giới.

Điều này đã khiến tôi suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của việc tháo vát. Nếu tháo vát có thể đưa chúng ta đến với sự giàu có, vì sao nhiều người lại không cố gắng để tháo vát hơn?

Bạn có thể nghe ai đó phàn nàn rằng họ không thể tiết kiệm tiền hay không kiếm được nhiều như bản thân mong đợi, hay sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu.

Vậy những người giàu liệu có tháo vát không hay tháo vát chỉ là một tư duy? Hãy để tôi chỉ cho bạn qua 2 người muốn làm giàu với cách sống, cách xử lý vấn đề khác nhau.

Người A: "Tôi đã thử mọi thứ."

Người B: "Tôi đã nhờ ai đó tư vấn cho tôi."

Người A: "Tôi đã mua một chiếc ô tô 30.000 đô la."

Người B: "Tôi đã mua một chiếc ô tô trị giá 10.000 đô la."

Người A: "Tôi sẽ mua bằng thẻ tín dụng."

Người B: "Tôi không đủ khả năng."

Người A: “Tôi không biết bắt đầu đầu tư như thế nào.”

Người B: “Tôi đã mượn sách từ thư viện.”

Người A: "Tôi không có tiền."

Người B: "Tôi đã tìm thấy tiền."

Thông thường, thứ chúng ta thiếu không phải là các nguồn lực sẵn có mà là sự tháo vát khiến bạn không thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Nếu bạn hỏi vì sao tôi biết điều này, sự thật là tôi đã từng giống với người A, để số phận mình cho cuộc đời xô đẩy, chỉ luôn than phiền rằng mình không thể tiến lên phía trước.

Cho đến khi tôi bắt đầu thay đổi tư duy, lục lại những suy nghĩ của mình để xem xét lại mọi thứ. Tôi đã trở nên tháo vát hơn và dần có suy nghĩ như người B. Đó chính là cách để bạn làm giàu. Những gì hiệu quả với tôi có thể không hẳn hiệu quả tương tự với bạn nhưng có thể nói với bạn rằng, 99% lời khuyên bạn nghe được về việc làm giàu đều có thể được rút gọn trong 2 quy tắc.

Quy tắc 1: Tiêu những gì còn lại sau khi đầu tư

Những khoản tiền nhỏ và tưởng chừng như không đáng kể, khi được đầu tư trong thời gian dài có thể khiến bạn trở nên giàu có.

Những khoản tiền nhỏ và tưởng chừng như không đáng kể, khi được đầu tư trong thời gian dài có thể khiến bạn trở nên giàu có.

Người ta thường nói, "Tôi muốn trở nên giàu có". Rất nhiều người nói vậy nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Tôi đã chia sẻ với nhiều người rằng, cách dễ nhất là tiêu những gì còn lại sau khi đầu tư. Họ nói rằng điều đó là không thể. Lời khuyên đó không thể áp dụng với họ. 

Tất nhiên, tôi biết điều gì cũng có có những trường hợp ngoại lệ đặc biệt nhưng những gì họ đang nói là mọi thứ trong cuộc sống với họ quan trọng hơn những gì họ nói họ muốn ở trên kia.

Giải pháp đơn giản ở đây là gì? Hãy lấy một phần trong thu nhập của bạn, chẳng hạn như 5%, và để nó tự động đầu tư. Bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống này một cách từ từ. Khi đã làm quen, theo thời gian bạn có thể tăng dần tỷ lệ đầu tư kia lên 10%, 15%, thậm chí nhiều hơn. Theo những gì được chia sẻ trong cuốn "The Millionaire Next Door", một triệu phú trung bình dành 20% thu nhập của họ để đầu tư.

Đây là cách để những người bình thường trở nên giàu có. Họ hiểu một điều rằng: những khoản tiền nhỏ và tưởng chừng như không đáng kể, khi được đầu tư trong thời gian dài có thể khiến bạn trở nên giàu có. Để làm giàu theo cách này mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ cảm thấy mình như một thiên tài khi mọi thứ hoàn thành.

Quy tắc 2: Không chi tiêu vượt quá khả năng 

Một lý do lớn khiến mọi người phải vật lộn để tiết kiệm 10% thu nhập của mình là họ mua nhà, mua ô tô... những thứ mà họ không đủ khả năng chi trả. Không thể mua được những thứ kia nghe chừng là điều mà không ai trong chúng ta muốn nghe vì nó động chạm đến bản ngã của mỗi người. Tuy nhiên... 

Một người bạn sở hữu chiếc Toyota Camry từng nói với tôi rằng, anh ấy cảm thấy không thoải mái khi bị những chiếc Range Rovers vây quanh khi đưa lũ trẻ đến trường. 

"Tớ là một luật sư thành công cơ mà!"

Áp lực xã hội dồn lên anh ấy và anh ấy sau đó đã quyết định đầu tư một chiếc SUV trị giá 75.000 USD, mỗi tháng chi 2.000 USD để trả lãi ngân hàng, bảo hiểm xe và tiền xăng. Giờ đây, anh ấy nói rằng, anh ấy không đủ khả năng tiết kiệm cho việc nghỉ hưu.

Đối với một ngôi nhà cũng vậy. Chỉ vì một ngân hàng sẽ cho bạn vay nửa triệu đô la không có nghĩa là bạn cần phải mua một căn nhà trị giá nửa triệu đô la hay thậm chí hơn cả thế.

Tôi nói điều này không với ý rằng bạn đừng mua những thứ mà mình muốn. Điều tôi đang nói là lý do mọi người không có tiền trong tài khoản ngân hàng là bởi vì suy nghĩ và thói quen chi tiêu vượt quá khả năng của mình.

Thật dễ dàng khi để cuộc đời xô mình đi, làm theo những gì mọi người bảo, xã hội đánh giá, sống để người khác nhìn vào. Tuy nhiên, điều đó thường sẽ khiến bạn bội chi và không có khoản đầu tư cho tương lai.

Và nếu bạn có thể chống lại những khuynh hướng này, việc làm giàu đối với bạn tương đối đơn giản. Hãy làm việc một cách tháo vát, chi tiêu những gì còn lại sau khi đầu tư và đừng mua những thứ bạn không đủ khả năng. 

Nguồn: [Link nguồn]

5 suy nghĩ cần thay đổi để trở nên giàu có, điều số 3 khiến nhiều người ngỡ ngàng

Điều duy nhất nằm giữa bạn và việc kiếm được nhiều tiền hơn chính là cách bạn nghĩ về nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN