Vụ đòi bồi thường oan bị khởi tố tiếp: Tòa vẫn tuyên 2 bị cáo có tội

Sự kiện: Tin pháp luật

Sau 2 lần bị buộc tội cưỡng đoạt tài sản rồi đình chỉ, 2 bị cáo tháo dỡ tài sản mà mình đã mua lại bị kết án công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Ngày 14-2, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên án vụ tháo dỡ tài sản đã mua thì bị xử lý hình sự mà Pháp Luật TP.HCM đã có nhiều bài phản ánh.

Bị cáo sẽ tiếp tục kêu oan

HĐXX phạt bị cáo Phạm Thị Mai 7 năm tù và Võ Thanh Tùng (cùng ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) 1 năm tù, cùng về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. 

Kết thúc phiên tòa, hai bị cáo khẳng định sẽ tiếp tục kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa phúc thẩm, hai bị cáo đều thừa nhận có tháo dỡ tài sản của doanh nghiệp (DN) Vạn Hưng. Tuy nhiên, cả hai cho rằng mình không phạm tội vì đã có thỏa thuận mua bán tài sản DN Vạn Hưng do DN còn nợ tiền.

Do bị cáo Mai nằm viện nên chỉ có bị cáo Tùng đến nghe tòa tuyên án. Ảnh: HD

Do bị cáo Mai nằm viện nên chỉ có bị cáo Tùng đến nghe tòa tuyên án. Ảnh: HD

Ngoài ra, việc lấy tài sản cũng do ông Khưu Chí Thức (đại diện DN Vạn Hưng) kêu đến lấy. Đồng thời, cả hai sử dụng quyền im lặng và bảo lưu các ý kiến đã trình bày trong các phiên tòa phúc thẩm lần một và lần hai.

HĐXX nhận định trước đó, các tài sản của DN Vạn Hưng đã được thế chấp tại Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Sóc Trăng. Việc mua bán tài sản giữa hai bị cáo và DN Vạn Hưng mà không có sự đồng ý của quỹ tín dụng là không phù hợp quy định pháp luật. Ông Thức không thừa nhận việc kêu và không có quyền kêu người lấy tài sản vì ông Thức chỉ làm công ăn lương. 

Khi Mai đến lấy tài sản, bảo vệ DN đã ngăn cản, sau đó công an xã đến yêu cầu Mai chấm dứt việc tháo dỡ nhưng Mai và Tùng vẫn tiếp tục đập phá, lấy tài sản. Trong đó, Mai lấy tài sản trị giá 1,4 tỉ đồng, Tùng lấy tài sản trị giá hơn 56 triệu đồng. Do đó, hành vi của hai bị cáo đã cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Hành vi của bị cáo Mai là đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo Tùng là nghiêm trọng, trực tiếp xâm hại đến tài sản của DN, gây mất an ninh trật tự xã hội địa phương. Chỉ vì DN chậm trả nợ mà hai bị cáo đã công nhiên tháo dỡ tài sản của DN, bất chấp sự ngăn cản của bảo vệ và sự can thiệp của lực lượng công an nên cần xử nghiêm. 

Tòa xét thấy các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, tài sản cũng được trả lại, đồng thời trong vụ án có một phần lỗi của bị hại và bị hại có yêu cầu giảm nhẹ nên đủ căn cứ xem xét mức án dưới khung hình phạt.

Hai bị cáo Phạm Thị Mai và Võ Thanh Tùng tại tòa ngày 7-2. Ảnh: HD

Hai bị cáo Phạm Thị Mai và Võ Thanh Tùng tại tòa ngày 7-2. Ảnh: HD

VKSND Tối cao từng có quan điểm chưa đủ căn cứ buộc tội

Tại tòa, luật sư bào chữa cung cấp Công văn 5293 ngày 21-12-2017 của VKSND Tối cao gửi Bộ Công an về việc trao đổi giải quyết vụ án.

Theo đó, VKSND Tối cao có quan điểm: Với tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập hiện có trong hồ sơ, chưa đủ căn cứ kết luận Mai và Tùng cưỡng đoạt tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.

VKSND Tối cao phân tích: Hồ sơ vụ án thể hiện ông Trần Thại đã đồng ý để Mai, Tùng lấy tài sản và có ghi sổ theo sự chỉ đạo của ông Thức. Ông Thại đã nhận của Mai 1,1 triệu đồng để trông giữ tài sản.

Các biên bản sự việc không thể hiện việc Mai, Tùng và những người được thuê có hành vi đe dọa hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của bảo vệ DN.

Mai đã thuê người tháo dỡ, lấy những tài sản phù hợp với giấy tờ cam kết và hợp đồng đã ký với chủ DN. Mai và Tùng lấy tài sản của DN trong thời gian dài nhưng chủ DN không can thiệp. Do vậy, việc Mai khai được ông Thức gọi điện thoại để lấy tài sản trừ nợ (đảm bảo tiền đặt cọc) là có căn cứ.

Ngay từ ngày 17-2-2011, ông Huỳnh Dù Táng và ông Thức đều biết Mai đến DN để thực hiện hợp đồng mua bán nhưng không về giải quyết. Lời khai của ông Táng và ông Thức có nhiều mâu thuẫn về thời gian, địa điểm, lý do không thực hiện hợp đồng, mâu thuẫn về các thỏa thuận bán nhà máy cho người khác.

Ngoài ra, cơ quan điều tra chưa làm rõ thời gian hoạt động, khả năng tài chính cũng như ý thức chủ quan của ông Táng, ông Thức trong việc ký hợp đồng mua bán đối với những tài sản DN đi thuê...

Như vậy, có căn cứ chứng minh ông Táng và ông Thức cố tình trốn tránh và có hành vi gian dối trong việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, không đủ căn cứ chứng minh mục đích chiếm đoạt tài sản của Mai và Tùng…

Tuy nhiên, tòa nhận định văn bản do luật sư cung cấp là bản phôtô nên không xét. Còn ông Thại thừa nhận có nhận tiền nhưng không phải tiền công trông giữ tài sản giúp Mai.

Hai lần bị hủy án

Trước đó, bà Mai và ông Tùng từng hai lần bị TAND tỉnh Sóc Trăng kết tội cưỡng đoạt tài sản. Cả hai bản án đều bị TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy để điều tra lại do còn nhiều mâu thuẫn. 

Sau hơn ba năm điều tra lại, ngày 24-3-2020, cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra bị can đối với họ. Đầu tháng 7-2021, TAND tỉnh Sóc Trăng đã cử người giải quyết việc bồi thường oan.

Tuy nhiên, sau hơn bốn tháng đình chỉ, Công an tỉnh Sóc Trăng phục hồi điều tra và thay đổi tội danh từ cưỡng đoạt tài sản sang tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Nguồn: [Link nguồn]

Đang đòi bồi thường oan thì bị khởi tố: 2 bị cáo im lặng tại tòa

Tại phiên tòa sơ thẩm lần ba, cả hai bị cáo đều sử dụng quyền im lặng vì cho rằng đã trình bày hết trong các phiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Dương ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN