Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 3)

Al lại thuộc trường hợp khác, hắn lì lợm, ít nói nhưng có cái đầu sắc sảo và lạnh lùng.

Học “việc”

Cách nhà gia đình Capone một vài dãy là một tòa nhà nhỏ khá khiêm tốn nằm trên quảng trường Garfield. Đó là trụ sở của một trong những trùm tội phạm khá nổi tiếng của khu Biển Đông, đứng đầu là Johnny Torrio. Hắn là trùm mới nổi nhưng lại đi tiên phong trong việc phát triển mô hình tập đoàn tội phạm hiện đại. Tài năng tổ chức và điều hành của Torrio đã khiến cả băng từ việc hành động bột phát, manh động trở thành bộ máy có tổ chức và đoàn kết. Chính yếu tố này đã khiến băng đảng của Torrio ngày càng lớn mạnh, thị trường của việc kinh doanh cũng như bảo kê của băng luôn được mở rộng với tốc độ rất nhanh. Chính Torrio là bậc thầy đầu tiên của cậu nhóc Al Capone, người cho hắn những bài học quí giá để làm nền tảng cho một lãnh đạo của đế chế tội phạm sau này ở Chicago.

Là người có vóc dáng nhỏ bé, Torrio nhanh chóng biết được rằng trong thế giới khắc nghiệt này, để sống sót cần phải biết dùng cái đầu, khéo léo và đặc biết biết tạo đồng minh cho mình. Nhờ có phong cách của một quí ông, Torrio chỉ bộc lộ mình là một giang hồ bình thường, tuyệt nhiên giấu đi thân phận ông trùm bảo kê của gái điếm và các giang hồ đàn em.

Torrio sớm trở thành một hình mẫu cho đám thanh niên trẻ tuổi trong khu phố. Capone, giống như nhiều bạn bè cùng tuổi, luôn ngưỡng mộ và tìm cách làm quen với Johnny Torrio. Theo thời gian, Torrio bắt đầu thấy tin tưởng Al và giao cho ngày càng nhiều trọng trách trong các hoạt động phi pháp. Trong khi đó, Al đã học được rất nhiều nhờ sự quan sát từ hành vi đến cách tư duy của ông trùm giàu có và được nhiều người kính nể này cũng như các đàn em của hắn. Một trong những bài học lớn nhất là phải biết sống và phân biệt rõ ràng giữa bề ngoài và bản chất. Bề ngoài phải lịch lãm, có giáo dục, trong khi bên trong vẫn làm những gì mình nghĩ như hoạt động trong giới tội phạm. Chính tư tưởng này đã ngấm vào máu và trở thành bản năng của Johnny Torrio.

Năm 1909, Torrio chuyển tới Chicago làm ăn. Al Capone chia tay người thầy đầu tiên và tiếp tục rơi vào tầm ảnh hưởng của băng nhóm khác.

Những thanh niên trong khu nhập cư Brooklyn có tư tưởng phân biệt chủng tộc rất lớn, từ đó dẫn đến việc thường có các nhóm học đòi làm gang-tơ như nhóm Ý, nhóm Do Thái, Nhóm Ai-len. Chúng không phải là các băng nhóm tội phạm đường phố thực sự nhưng là vì cảm thấy hợp và thích nhau, lại thêm sự ngưỡng mộ từ các đàn anh đàn chị trong giới tội phạm nên lập nhóm cùng nhau.

Nhưng Capone lại là một trường hợp khác. Hắn rất “khó nhai”, lỳ lợm và thay đổi qua nhiều “băng”của các thanh niên này như: Những máy khoan của Brooklyn, 40 tên cướp, hay 5 sát thủ đẳng cấp…

Vào thời điểm đó, tội phạm đường phố thì không bị cảnh sát sờ tới vì mang tính nhỏ lẻ. Các tổ chức chỉ cố gắng và mong muốn đưa các trẻ em đường phố vào các trường học hoặc nhà thờ nhưng họ thiếu nhiều yếu tố và không đủ năng lực làm việc đó. Thành ra, việc tụ tập thành phe nhóm lại trở thành một “hoạt động bình thường” của thanh thiếu niên sau giờ học. Chúng tự lập thành những băng nhóm trên phố của riêng mình, độc lập với thế giới người lớn và đôi khi còn trái ngược với họ. Các nhóm này do một cậu nhóc lớn tuổi, lỳ lợm và đủ cứng đầu để lãnh đạo cả nhóm. Những nhóm này thường cùng nhau thực hiện các cuộc phiêu lưu, đua ngựa, khám phá, chơi cờ bạc, ăn cắp vặt, phá hoại của công, hút thuốc, uống rượu, tiến hành đánh nhau để “học” và khẳng định sự hiếu chiến của mình.

Mời các bạn đón đọc Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 4) vào SÁNG SỚM Chủ nhật ngày 25/11/2012 về cuộc đời ông trùm nổi tiếng nhất trong thế giới ngầm của nước Mỹ hơn 1 thế kỷ trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo The Trutv) ([Tên nguồn])
Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN