Tội ác chấn động của kẻ chậm phát triển (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Debra Brown thú nhận những tội ác man rợ trong cuộc phiêu lưu bạo lực khắp các vùng Trung Tây cùng với Alton Coleman.

Cặp đôi máu lạnh sa lưới

Một thời gian sau khi gây ra vụ giết người ở đền Virginia và giết Eugene Scott, 77 tuổi, Coleman và Brown quay trở lại Waukegan. Những tội ác của chúng nổi tiếng khắp cả nước. Cái tên Colemam đã được bổ sung vào danh sách 10 tên tội phạm truy nã đặc biệt của FBI, bên cạnh những cái tên khét tiếng khác thời gain đó.

Sau những tội ác Coleman gấy ra, gia đình Coleman bị cô lập, chỉ còn lại một vài người bạn. Nên ngay khi nhìn thấy Coleman và Brown đi bộ ở Evanston, Illinois, họ đã thông báo cho cảnh sát.

Cảnh sát tiến hành xác minh và biết chắc Coleman đang ở Evanston, Illinois, và cặp đôi này đang thuê một căn hộ tại Evanston. Nhưng cảnh sát rất thận trọng trong việc đưa ra lệnh bắt giữ.

Sáng ngày 20/7/1984, Coleman và Brown đang xem một trận bóng rổ tại công viên Mason, khu phía Tây Evanston, cảnh sát bất ngờ ập tới.

Nhìn thấy cảnh sát, Coleman lạnh lùng đi về phía họ, hắn mặc chiếc áo sơ mi màu tàn thuốc, dáng ôm, mái tóc cắt ngắn, không như mái tóc dài xoăn trong bức ảnh truy nã.

Hắn lịch sự nói với cảnh sát khi họ chặn hắn lại, và nói rằng họ đã nhầm người. Hắn khai một cái tên khác, và chủ động giới thiệu Brown là Denise Johnson.

Brown mang theo một khẩu súng đã nạp sẵn đạn. Coleman giấu một con dao trong giày. Chúng không dùng vũ khí để chống cự khi bị cảnh sát bắt giữ.

11 người tại đó đã xác nhận chúng chính là hai tên bị truy nã họ nhìn thấy trên truyền hình. Việc bắt giữ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Mặc dù có một vài lỗ hổng trong quá trình điều tra, nhưng rõ ràng cảnh sát Evanston mong muốn bắt giữ hai tên này tại địa bàn thành phố.

Người dân thật sự vui mừng khi thông tin hai tên tội phạm man rợ này bị bắt giữ được đưa lên truyền hình.

Theo người dân tại Evanston và nhân viên FBI, khi bị bắt, trông Coleman vô cùng mệt mỏi, có vẻ ốm. Họ đoán hai tên tội phạm man rợ này đã mệt mỏi trong quá trình chạy trốn khắp các bang.

Cảnh sát và các nhân viên tư pháp có cùng câu hỏi, liệu Coleman thực hiện hành vi giết người một cách vô thức hay không khi hắn ta không lo lắng về việc để lại dấu vân tay tại hiện trường.

Những dấu vân tay đã được cảnh sát đưa ra làm bằng chứng khi Coleman luôn chống đối lại với cảnh sát rằng họ đã bắt nhầm người. Dấu vân tay của Coleman được tìm thấy ở hiên trường hầu hết các vụ án ở Wisconsin, Illinois, Indiana, Ohio, Michigan và Kentucky.

Dấu vân tay trong hồ sơ của FBI cung cấp đều khẳng định nghi can trong các vụ án là Coleman và Brown.

Tội ác chấn động của kẻ chậm phát triển (Kỳ cuối) - 1

Debra Brown, ảnh năm 1991

Lời thú tội của Brown

Trong khi Coleman và Brown bị giam giữ, nhiều vấn đề được đặt ra cho quá trình truy tố về những tội ác chúng gây nên. Các công tố viên cho rằng nên xét xử chúng về những vụ án chúng gây ra tại những bang mà án tử hình được áp dụng sau đó mới đến xét xử các vụ án tai bang Michigan và Wisconsin.

Cặp đôi này được tách ra để lấy lời khai. Brown, người phụ nữ duy nhất trong danh sách 10 tên bị truy nã  của FBI đã được luật sư thông báo rõ quyền được giữ im lặng nên khi bị thẩm vấn, Brown luôn giữ im lặng và yêu cầu được nói chuyện với luật sư của mình.

Tại trụ sở cảnh sát Evanston, mặc dù Brown đã im lặng, nhân viên FBI vẫn đặt ra rất nhiều câu hỏi cho Brown, nhằm tìm kiếm thêm những manh mối trong thẩm quyền cho phép đối với Brown.

Trong quá trình chuyển vụ án về tóa án liêng bang, Brown luôn giữ im lặng và từ chố kí vào bất kì giấy tờ nào. Brown đã làm như vậy, nhưng sau đó cô không thể im lặng mãi khi các nhân viên điều tra liên tục hỏi. Brown đồng ý khai nhưng khi nhân viên điều tra nói rằng Brown có thể dùng lại nêu muốn.

Hai tiếng rưỡi sau đó, Brown đã thú nhận việc gây ra nhiều tội ác trong thời gian ngắn, trong cuộc phiêu lưu bạo lực khắp các vùng Trung Tây cùng với Coleman. Sau lời khai đó, cô lại im lặng và đòi gặp luật sư của mình.

Trong quá trình xét xử, Luật sư của Brown đã bác bỏ những lời khai mà cảnh sát thu được từ phía Brown với lý do họ vị phạm quyền lợi của bị cáo, liên tục thẩm vấn khi bị cáo đã yêu cầu gặp luật sư.

Tòa đã đồng ý với những bác bỏ của luật sư.

Tuy nhiên, lời thú tội của Brown với chính quyền liên bang ở Chicago đã được sử dụng trong phiên tòa.

Brown bị kết án tử hình khi gây ra cái chết bi thương của Tamika Turks ở Gary và cái chết của Cincinnati.  Án được thi hành tại Indiana.

7 năm sau, tháng 1/1991, Thống đốc bang Ohio giảm án tử hình cho Brown với lý do Brown có dấu hiệu của người chậm phát triển và bị chi phối bởi Coleman. Tuy nhiên, tòa án bang Indiana không tán thành quyết định giảm án đó.

Gần 7 tháng sau đó, tháng 8/1991, Tòa án Indiana kết luận lai rằng tòa sơ thẩm đã đúng khi sử dụng lời khai của bị cáo làm bằng chứng. Bản án tử hình vẫn được tuyên.

Họ cho rằng, mặc được thông báo về quyên được im lặng của mình trước đó và đã yêu cầu gặp luật sư, nhưng Brown vẫn “tình nguyện” khai nhận tội.

Luật sư bào chữa cho Brown đã thực sự nổi giận trước tòa vì kết luận trên của thẩm phán.

Debra Brown đã chịu án tại bang Ohio. 

Cùng chung số phận với Debra Brown, án tử hình cũng được tuyên cho Alton Coleman bởi tòa án bang Indiana. Sau nhiều phiên phúc thẩm tại nhiều bang trên cả nước, ngày 15/10/2001, tòa án tối cao Hoa Kỳ sau khi xem xét phán quyết của các tòa án liên bang thấp hơn đã y án tử hình đối với Alton Coleman. Bang Ohio sẽ là nơi thi hành án.Ngày 26/4/2002, tại trại giam phía Nam bang Ohio, án tử hình dành cho Alton Coleman được thực hiện bằng việc tiêm thuốc độc.  Lúc đó là 10h sáng. Alton Coleman 46 tuổi.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Tội ác chấn động của kẻ chậm phát triển Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN