Tòa cắt phần bào chữa của luật sư ông Phạm Công Danh

Đỉnh điểm là chủ tọa phiên tòa đã mời một luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh về chỗ sau khi nhắc nhở đến lần thứ ba là vượt quá phạm vi vụ án...

Chiều 22-1, phần bào chữa phiên xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm cố ý làm trái quy định gây thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục.

Ba luật sư của ông Phạm Công Danh trong phần bào chữa đã bị chủ tọa phiên tòa lưu ý là vượt quá phạm vi vụ án. Đỉnh điểm là chủ tọa phiên tòa đã mời một luật sư về chỗ sau khi nhắc nhở đến lần thứ ba. Theo chủ tọa, HĐXX đã hết sức lưu ý các luật sư về phạm vi vụ án không vượt quá con số thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng.

Trước đó, các luật sư cho rằng bối cảnh khiến ông Danh gây ra hành vi sai phạm cần được xem xét thấu đáo. Cụ thể ngay từ đầu, ông Danh mong muốn được thành lập một ngân hàng mới cho ngành xây dựng với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành phát triển, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, mong muốn có được ngân hàng để thực hiện mô hình bốn nhà không thành do Ngân hàng Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng mới. Và rồi ông Danh bị lừa, lôi kéo mua lại Ngân hàng Đại Tín với tình trạng bê bết, cố gắng giữ thanh khoản ngân hàng. Cuối cùng ông Danh kết thúc sự nghiệp của mình bằng bản cáo trạng của ngày hôm nay.

Tòa cắt phần bào chữa của luật sư ông Phạm Công Danh - 1

Một luật sư đang bào chữa tại phiên tòa. Ảnh Quốc Vũ

Các luật sư cũng đặt vấn đề về việc mua lại ngân hàng 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, việc mua lại này chưa đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là ông Danh góp đến 84% vốn. Quyền của cổ đông chưa được giải quyết ổn thỏa.

Một luật sư khác đề nghị HĐXX làm rõ câu hỏi: Bị cáo Danh cần tiền làm gì mà vay nhiều thế khi không phải dùng riêng? Luật sư nhấn mạnh bối cảnh dẫn đến hành vi và dòng tiền vay ra rồi đi đâu, làm gì là rất cần thiết phải làm rõ.

Về khoản tiền tăng vốn điều lệ ngân hàng 4.500 tỉ đồng, luật sư cho rằng VNCB cho rằng tiền đã hòa vào dòng tiền và không có cơ sở để trả lại là không đúng. Bởi đó là tiền của cổ đông góp vốn vào nhưng chưa được tăng vốn. Luật sư cho rằng tiền của các bị cáo nộp tiền tăng vốn nếu không trả lại được cho các bị cáo thì cũng phải được xem xét cấn trừ vào tổng thiệt hại mà các bị cáo gây ra...

Đại án Trầm Bê: Có lúc ông Phạm Công Danh bế tắc nên làm liều!

Trong phiên tòa xét xử đại án Trầm Bê, bị cáo Mai Hữu Khương khai có giai đoạn ông Phạm Công Danh vì quá bức bách, bế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TP.HCM)
Xét xử 6 đại án tham nhũng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN