Điều tra viên trả lời về 4.500 tỉ của Phạm Công Danh

Theo điều tra viên, số tiền này chỉ được khắc phục hậu quả nếu thu hồi....

Chiều 15-1, phiên xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm cố ý làm trái quy định gây thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục.

Mở đầu HĐXX để luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn LS TP.HCM, bào chữa cho ông Danh) hỏi điều tra viên về dòng tiền 4.500 tỉ tăng vốn điều lệ ngân hàng VNCB đi về đâu. Có mặt tại toà, điều tra viên xác định trong quá trình điều tra giai đoạn 1, 2 đại án này, CQĐT đã truy nguồn tiền 4.500 tỉ.

Điều tra viên trả lời về 4.500 tỉ của Phạm Công Danh - 1

Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: Quốc Vũ

Kết quả là số tiền trên sau khi không được góp vào tăng vốn điều lệ (do NHNN không chấp thuận) đã hoà chung dòng tiền ngân hàng CBVN và các bị cáo Danh, Mai... đã dùng cho nhiều việc khi điều hành ngân hàng.

Luật sư Hoài hỏi về việc có thu hồi được số tiền trên giảm thiệt hại cho các bị can không. Theo điều tra viên, chỉ khắc phục được khi thu hồi được dòng tiền. Nhưng kết quả điều tra cho thấy đúng là có việc tiền của cổ đông góp tăng vốn nhưng thời điểm đó các cổ đông không có tiền. Nhóm ông Danh đã huy động tiền vay để góp tiền vào tăng vốn điều lệ (việc mua ngân hàng bà Hứa Thị Phấn cũng vậy). Tiền này  là huy động thị trường 1.

Luật sư Hoài cũng hỏi lại cơ quan điều tra là việc nâng vốn điều lệ có là thủ đoạn của hành vi Phạm Công Danh. Điều tra viên khẳng định không điều tra hành vi phạm tội trong việc tăng vốn này.

Trước đó, luật sư hỏi bị cáo Phan Thành Mai (Nguyên TGĐ VNCB) : VNCB nói số tiền vay BIDV chuyển qua các ngân hàng khác cuối cùng về tài khoản VNCB đã hòa vào dòng tiền chung để tiêu hết? Bị cáo Mai không đồng ý và xin giải thích. Theo đó, Mai nói số tiền đó (khi bị cáo bị khởi tố bắt giam) bị cáo dùng để gửi trên liên ngân hàng tức thị trường 2 lấy lãi. Tiền dùng chung là hòa chung để tính chi phí của ngân hàng, và chủ yếu là tiền huy động từ thị trường 1.

Cạnh đó, luật sư chất vấn đại diện VNCB 4.500 tỉ đang nằm ở đâu mà không trả lời được. Cụ thể luật sư nói sau khi không tăng được vốn từ 3.000 lên 7.500 tỉ, số tiền 4.500 tỉ không được coi là vốn điều lệ, cũng không trả lại 22 người góp vốn. VNCB cho rằng số tiền đó tồn tại trước khi mua lại 0 đồng, sau khi mua 0 đồng thì không quan tâm nữa đúng không? Đại diện VNCB đáp: Đó là quan điểm luật sư chứ không phải quan điểm của VNCB. Luật sư truy vậy 4.500 tỉ đã gửi vào ngân hàng nhưng chưa trả lại cho 22 người góp vốn.

Luật sư hỏi Ngân hàng Xây dựng hạch toán khoản tiền đó theo cơ chế nào? Đại diện VNCB cho là sẽ xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước. HĐXX nhắc nhở phía VNCB cần xin ý kiến NHNN để làm rõ khoàn tiền này và tòa cần biết khoản tiền này cụ thể ra sao. HĐXX cũng thông báo sẽ để các luật sư tiếp tục về nguồn tiền này vào ngày mai.

Hiện phiên toà tiếp diễn với việc làm rõ hành vi vay tiền tại TP Bank.

Xét xử vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê: Số tiền 4.500 tỷ đồng giờ ở đâu?

Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đều khẳng định số tiền 4.500 tỷ đồng dùng để tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TP.HCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN