Tham gia app “kiếm tiền triệu mỗi ngày” trên MXH, nhiều người bị lừa hàng trăm triệu

Từ phản ánh của một phụ nữ tại Đà Nẵng bị lừa gần trăm triệu đồng, PV đã vào vai làm thành viên của một ứng dụng "kiếm tiền thật từ tiền ảo qua mạng" và lọt vào ma trận với các thủ đoạn tinh vi của nhóm lừa đảo.

Đang thất nghiệp còn bị lừa tiền

Phản ánh đến Báo Công an TP.HCM, chị Nguyễn Huyền Thảo (SN 1981; ngụ Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) trình bày về việc bị lừa hơn 100 triệu đồng và mong báo chí lên tiếng, cơ quan chức năng vào cuộc để cảnh báo đến nhiều người dân khác, bởi mỗi ngày còn có nhiều người bị lừa tiền bởi các thủ đoạn như chị Thảo.

Tham gia app “kiếm tiền triệu mỗi ngày” trên MXH, nhiều người bị lừa hàng trăm triệu - 1

Hướng dẫn, mời chào tham gia kiếm tiền trên mạng.

Hướng dẫn, mời chào tham gia kiếm tiền trên mạng.

Làm đại lý du lịch, do ảnh hưởng của Covid-19, công việc ế ẩm, chị Thảo lên mạng xã hội Zalo và nhận được lời mời tham gia kiếm tiền với nội dung: “Thông qua tính năng mới của Zalo, chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể kiếm được tiền, chỉ có thể theo dõi ở nhà là kiếm ngay 500 nghìn đến 3 triệu đồng mỗi ngày”… kèm theo số điện thoại nói là của tổng đài – thầy dạy (người hướng dẫn người chơi kiếm tiền).

Người chơi được chỉ dẫn các bước kiếm tiền: đăng ký tài khoản; nạp tiền vào tài khoản rồi đăng ảnh lên điểm vào nhóm; tải app và cách hoàn thành nhiệm vụ; thầy hướng dẫn riêng 10 phút; đăng ảnh lên nhóm; liên kết ngân hàng, rút tiền về ATM; đăng ảnh tiền về trên nhóm; lấy link đăng ký thì liên hệ với người hướng dẫn.

Chị Thảo được yêu cầu vào các đường link để đăng ký thành viên ở các nhóm: “Nhóm giật đơn Remitano” (nhóm tham gia để thực hiện giải pháp giao dịch Bitcoin - tiền ảo); “Gia đình Fiahub Thinh Nam” (www.thinhnam.cc.vip.html?…), “Gia đình Binance”. Trong nhóm này sẽ có những tài khoản Zalo mang tên rất mỹ miều như Bảo Ngọc, Trần Ruby, Ánh Hương đều xưng là trưởng nhóm Fiahub; Nguyễn Oanh, Thang Tra đều xưng trưởng nhóm Binance… Những cái tên này hướng dẫn người chơi liên lạc với các tài khoản được gọi là thầy hướng dẫn. Muốn làm thành viên, mỗi người phải nộp phí tối thiểu 30 nghìn đồng, nhiều người nộp nhiều tiền hơn.

Sau khi là thành viên, mỗi người chơi sẽ liên lạc trực tiếp với thầy hướng dẫn để thực hiện các thao tác kiếm tiền. Người chơi vào đường link đăng ký tải app sau đó được “thầy” chỉ cách nhận tiền về. Lần đầu tiên, người chơi nhận được 200 nghìn đồng. Số tiền này cũng tương đương hoặc thấp hơn tổng số tiền đã nộp trước 150 nghìn đồng và tiền đăng ký thành viên.

Tên một tài khoản của các đối tượng trên một ứng dụng tiền ảo.

Tên một tài khoản của các đối tượng trên một ứng dụng tiền ảo.

Dần dần, số tiền người chơi nộp vào tài khoản của các đối tượng cung cấp tăng theo cấp số nhân: 500 nghìn đồng, 1 triệu, 2 triệu đồng cho đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng sau khi đã hoàn thành các thủ tục nhận tiền có giá trị thấp hơn số tiền đã nộp. Chị Thảo cứ say mê cho đến khi bị lừa hơn 100 triệu đồng.

Khi chị Thảo yêu cầu trả lại tiền lời của mình như các “thầy”, trưởng nhóm đã hứa thì được trả lời: “thầy hướng dẫn của bạn vi phạm nên nhóm, gia đình (tên Fiahub, Binance) đã đình chỉ công tác”. Liên hệ với thầy hướng dẫn thì được trả lời đang giải quyết và nói có sự nhầm lẫn trong cách giao dịch.

Đến khi tỉnh ngộ biết mình bị lừa đảo, chị Thảo nhắn các nội dung cảnh báo đến nhiều người chơi khác trong các nhóm thì liền bị xóa nội dung, chặn đăng nhập, xóa thành viên. Tên các thành viên trưởng nhóm, các thầy hướng dẫn hoàn toàn ảo, không xác định rõ danh tính, địa chỉ…

Ma trận tiền ảo đến bị lừa đảo tiền thật

Phóng viên vào vai thành viên của nhóm kiếm tiền qua ứng dụng Fiahub (sàn giao dịch cho phép dùng tiền Việt Nam để mua về Bitcoin, Ethereum hoặc các đồng tiền ảo khác và ngược lại quy đổi sang tiền Việt Nam). Như lọt vào ma trận của các đối tượng với những tên gọi rất đẹp là trưởng nhóm Fiahub, thầy hướng dẫn… chỉ cách chuyển, nhận tiền về tài khoản… liên tiếp theo các cấp số nhân.

Nhiều thành viên trong các nhóm này là do các đối tượng lập ra, đăng ảnh chụp cả màn hình tài khoản nhận được tiền trên nhóm để nhằm tăng thêm uy tín, sự tin tưởng cho những người chơi mới.

Một trong các giao diện khi người chơi tham gia kiếm tiền qua mạng.

Một trong các giao diện khi người chơi tham gia kiếm tiền qua mạng.

Các đối tượng sử dụng các tài khoản số: 070089959797 ngân hàng Techcombank mang tên Ngo Van Thang; 19037042677010 ngân hàng Techcombank mang tên Pham Xuan Quynh. Thành viên nào tham gia nếu thắc mắc, hỏi nhiều, có biểu hiện gì lạ không nhằm mục đích kiếm 500 nghìn đến 3 triệu đồng mỗi ngày; phản ứng về cách thức, giao dịch trong nhóm hoặc nhắn nội dung cảnh báo thì sẽ bị chặn vào nhóm; xóa thành viên… Lúc này, đồng nghĩa với việc người chơi đã mất tiền.

Là một trong những nạn nhân, chị Thảo cay đắng cho biết: “Số tiền bị lừa rất lớn, rất may mình không thể xoay sở, vay mượn được tiền nữa chứ không sẽ tiếp tục nộp thêm tiền và mất mát nhiều hơn nữa. Mỗi ngày, có hàng nghìn, hàng vạn người cũng bị lừa như mình, có người bị lừa mất gần 2 tỷ đồng”.

Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự tò mò hay tham gia các trò chơi giải trí của người dùng mạng xã hội, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền… và dần dần sa vào bẫy các đối tượng lừa đảo.

Báo chí, các cơ quan chức năng đã cảnh báo, khuyến cáo rất nhiều lần về các rủi ro, hậu họa dẫn đến “tiền mất, tật mang” của các loại hình kiếm tiền trên mạng nên mong người dân hết sức cảnh giác.

Tên một số thành viên, tài khoản trong các nhóm, mạng xã hội Zalo đăng tải nội dung mời chào khách hàng kiếm tiền.

Tên một số thành viên, tài khoản trong các nhóm, mạng xã hội Zalo đăng tải nội dung mời chào khách hàng kiếm tiền.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng bằng chiêu trò lừa đảo từ tài khoản Facebook Trai họ Lê

Với thủ đoạn lập Facebook ảo để bán máy khâu công nghiệp, Lê Thế Hùng đã lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Quân ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN