Thảm án anh ruột chém cả nhà em trai: Người phát tán clip có thể bị phạt đến 20 triệu

Theo chuyên gia phân tích tội phạm, khi bạo lực trở thành một ứng xử trong đời sống thì con người dễ có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống, xã hội.

Những ngày này, không khí ngột ngạt, tang thương đang bao trùm khắp lối xóm xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng – nơi vừa xảy ra vụ án anh trai truy sát cả nhà em ruột khiến 4 người tử vong.

Sau sự việc, trên mạng xã hội xuất hiện những clip, hình ảnh nạn nhân khiến người xem càng thêm rùng mình, ám ảnh. 

Ngày 3/9, trao đổi với PV, trung tá Đào Trung Hiếu – chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) khẳng định: "Các clip ghi lại những vụ án có tính chất, yếu tố man rợ sẽ tạo ra sự lo âu hoang mang, sợ hãi trong con người. Tuy nhiên, khi xuất hiện với tần suất quá lớn, quá liên tục và phổ biến trong đời sống xã hội thì con người bắt đầu quen dần với trạng thái bạo lực và sẽ nghiễm nhiên cho rằng, bạo lực là lối giải quyết tất yếu của các mâu thuẫn. Bạo lực sẽ trở thành một ứng xử trong đời sống. Khi đó, con người dễ có xu hướng tìm những thứ đã quen (bạo lực) để giải quyết các mâu thuẫn.

Vì vậy, hành vi lan truyền những clip/hình ảnh ghi lại nội dung có yếu tố man rợ sẽ dễ tạo ra xu thế ứng xử xã hội. Đây là điều nguy hiểm nhất, bởi vì tâm lý đám đông có hiệu ứng lây lan. 

Thảm án anh ruột chém cả nhà em trai: Người phát tán clip có thể bị phạt đến 20 triệu - 1

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu phân tích: "Vụ việc điển hình xảy ra tại Đan Phượng là hệ quả tất yếu của đối tượng suy thoái văn hoá và thấy rõ được sự ích kỷ của cá nhân đối tượng và những người liên quan. Đặc biệt, có thể thấy trong những năm gần đây, tội phạm bạo lực ghê rợn, thảm sát diễn ra nhiều hơn trước, gây ra sự lo lắng bất an của xã hội, như vụ án Lê Văn Luyện, vụ án Bình Dương…

Vì vậy, muốn tìm một giải pháp phòng ngừa xã hội đối với bạo lực thì phải tìm được nguyên nhân của sự việc. Để phòng ngừa sự bạo lực trong đời sống xã hội thì cần nhiều giải pháp mang tính tổng thể, nhưng trong đó, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là loại trừ được những tiêu cực trong đời sống văn hoá hiện nay là cái mà không thể một ngành làm được. Chừng nào các nguyên nhân tiêu cực xã hội vẫn tồn tại thì chừng đó các tội phạm bạo lực còn diễn ra.

Trung tá Đào Trung Hiếu – chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an). Ảnh: NVCC

Trung tá Đào Trung Hiếu – chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an). Ảnh: NVCC

Trước hết là phải nâng cao đời sống kinh tế và khắc phục những hạn chế trong điều kiện kinh tế xã hội của người dân. 

Thứ hai là về mặt giáo dục, có lẽ phải tính toán lại ở 3 cấp độ giáo dục là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

Thứ ba, phải có những giải pháp trong tuyên truyền, xây dựng các mô hình dân cư có đời sống an toàn".

Theo ông Đào Trung Hiếu, trong vụ án xảy ra tại Đan Phượng, nếu như người trong cuộc có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì khi phát hiện tranh chấp và gây căng thẳng, họ hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ pháp lý là khởi kiện ra toà, thông qua chính quyền địa phương để đình chỉ xây dựng.

Người thân, hàng xóm không khỏi xót xa trước đại tang của gia đình bất hạnh có 4 người tử vong trong cùng một ngày.

Người thân, hàng xóm không khỏi xót xa trước đại tang của gia đình bất hạnh có 4 người tử vong trong cùng một ngày.

Hơn nữa, vai trò của chính quyền địa phương trong vụ án này rất quan trọng. Nếu chính quyền và các tổ chức cơ sở kịp thời phát hiện mâu thuẫn trong nhân dân và làm tốt công tác hoà giải ngay từ cơ sở, thì sẽ góp phần giải quyết được mầm mống của bạo lực. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến bạo lực xã hội gia tăng.

"Trên cơ sở phân tích động cơ gây án của đối tượng thì tôi cho rằng, dẫn đến hành vi trên là mang tính thù tức nhưng mâu thuẫn thù tức gắn với nhận thức của đối tượng, thủ phạm cho rằng lợi ích của mình bị xâm phạm và khi mất lòng tin, cộng thêm không có kỹ năng xử lý những tình huống như trên, thì con người sẽ dễ tìm đến một cách nào đó bị bản năng dẫn dắt, bản năng thúc đẩy, biến thành hành động rất bạo liệt", trung tá Đào Trung Hiếu nói.

Về việc xử lý (nếu có) với những người phát tán clip/hình ảnh có nội dung bạo lực/man rợ của vụ án, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định: Hành vi đăng tải video ghi lại khoảnh khắc đối tượng Đông chém giết nạn nhân lên mạng internet là hành vi vi phạm Khoản 1 Điều 8 luật An ninh mạng. Điều luật quy định như sau:

"Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;"

Tổ chức, cá nhân nào vi phạm điều cấm này có thể bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013, cụ thể là:

"Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh"

Vì nửa mét đất, thảm sát cả gia đình em ruột

Do mâu thuẫn đất đai, Nguyễn Văn Đông dùng dao truy sát cả gia đình em ruột khiến 4 người chết, 1 người nguy kịch

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Anh thảm sát gia đình em trai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN