Tái chế bao cao su đã sử dụng phạm tội gì, mức án ra sao?

Sự kiện: Tin pháp luật

Bao cao su tái sử dụng dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện số lượng lớn bao su đã qua sử dụng, được một người phụ nữ gia công, tái chế. Theo luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP.HCM), căn cứ vào các thông tin hiện có, rất khó để xử lý hình sự đối tượng này bởi hành vi này chưa thỏa mãn cấu thành của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, đối tượng này mới chỉ thu gom và tự gia công sản xuất, chưa có cơ sở xác định có thực hiện việc dán nhãn mác, đóng gói hay không, đã bán ra thị trường hay chưa, việc thu lợi bất chính (nếu có) như thế nào?

Số lượng lớn bao su đã qua sử dụng, được một người phụ nữ gia công, tái chế bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện

Số lượng lớn bao su đã qua sử dụng, được một người phụ nữ gia công, tái chế bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện

Tuy nhiên, theo luật sư Võ Đan Mạch, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì tùy thuộc vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất, mua bán hàng giả“ hoặc tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Về tội “Sản xuất, mua bán hàng giả”, nếu kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền xác định bao cao su đã qua tái chế là hàng giả, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP (Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; tem, nhãn, bao bì giả;…). Đồng thời hành vi này thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội “Sản xuất, mua bán hàng giả” thì đối tượng tượng thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 192, Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt thấp nhất của tội danh này là 5 năm, cao nhất là 15 năm tù.

Về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mục đích của việc tái chế là nhằm bán số hàng hóa này ra thị trường để người tiêu dùng sử dụng trở lại. Xét thấy, những người này đã dùng thủ đoạn gian dối tái chế và đóng gói hàng hóa lại như những bao cao su mới để đánh lừa người tiêu dùng và bán thu lợi. Phải nói rõ thêm, đây được xem là thủ đoạn gian dối bởi lẽ bao cao su là loại hàng hóa được khuyến cáo chỉ sử dụng một lần và không được tái sử dụng. Nếu người tiêu dùng biết được đây là hàng hóa đã qua sử dụng thì chắc chắn hàng hóa này sẽ không thể tiêu thụ được.

Như vậy, trường hợp qua điều tra làm rõ, nếu cơ quan chức năng phát hiện những người này đã có hành vi bán bao cao su tái chế cho người tiêu dùng và thu lợi số tiền trên 2.000.000 đồng thì có thể cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Với tội danh này, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, tùy vào giá trị hàng hóa thì người thực hiện hành vi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 15 năm và các hình phạt bổ sung khác.

Bao cao su giả: Nhiều nguy cơ

Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, nguyên giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, bao cao su tái sử dụng đem lại rất nhiều tác hại cho người dùng.

Để bao cao su đảm bảo tính năng phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngoài việc sử dụng, mang bao, tháo bao... đúng cách, không phối hợp bừa bãi với các biện pháp tránh thai khác, thì chất lượng của bao cao su luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cao su latex được dùng để sản xuất sản phẩm này đã được nghiên cứu để sử dụng một lần, vì vậy nếu tái sử dụng, độ co giãn của sản phẩm chắc chắn không còn bảo đảm, chưa kể có thể rách, thủng trước hoặc trong khi sử dụng, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sản phẩm không đóng gói đúng quy cách còn có thể bị nhiễm đủ loại vi khuẩn ngoài môi trường. Ngoài ra, chưa rõ nguồn bao cao su qua sử dụng được gom từ đâu, rất cần điều tra để ngăn chặn. Mà dù lấy bao cao su đã dùng với mục đích quan hệ tình dục, hay từ rác thải y tế (ví dụ dùng khi khám phụ khoa, bọc đầu dò siêu âm...) thì đều có nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết sinh dục. Quá trình "tái chế" lậu kiểu này không thể chắc chắn các mầm bệnh nói trên đã bị tiêu diệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc: Thu giữ hơn 320.000 bao cao su đã qua sử dụng được tái chế để bán ra thị trường

Có tới 324.000 sản phẩm (tương đương 360kg) bao cao su đã qua sử dụng được người phụ nữ thu gom để tái chế đưa ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Dũng- Anh Thư ghi ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN