Nỗi ám ảnh của những cô gái tóc đỏ (Kỳ 3)
Trên đường chạy trốn, Glen vẫn tới các quan bar, gây sự chú ý bằng việc mời tất cả mọi người trong quán uống rượu.
Kết nối các sự kiện có liên quan trong tháng 11, cảnh sát cho biết Glen Rogers đã di chuyển liên tục từ California đến Florida và giết chết 4 người phụ nữ.
Theo mô tả của cảnh sát, nạn nhân của Glen là những phụ nữ có mái tóc đỏ, đây là những người mà hắn từng gặp trong các quán bar. Glen Rogers là một kẻ có tài ăn nói, dễ thuyết phục mọi người làm theo ý của mình. Hành tung của Glen không khó để có thể phát hiện ra trong quá trình chạy trốn. Hắn vẫn ký tên của mình tại các khách sạn, nhà nghỉ đã từng ở, nói với một số người quen rằng hắn đã giết người.
Trên thực tế, trên đường trốn chạy, Glen vẫn vào một số quán bar. Hắn gây sự chú ý của người khác khi dùng loại rượu đắt tiền hay mời tất cả mọi người trong quán uống rượu. Glen dường như biết được mình sẽ bị bắt khi nào, hắn muốn làm tất cả những điều mình có thể trong thời gian tự do này.
Theo điều tra của cảnh sát, Glen Rogers có hai con trai, hiện chúng đang sống ở Houston, Texas, có thể Glen sẽ quay trở lại đây thăm chúng, hoặc có thể đến Canada với bà nội của hắn. Hơn 400 cuộc điện thoại đã được gọi đển đường dây nóng để thông báo thông tin nghi phạm, tuy nhiên, cảnh sát vẫn chưa thể bắt được Glen Rogers.
Những người thân của Glen mong muốn hắn sẽ tự thú. Mẹ của Glen, bà Adna Rogers đã xuất hiện trên một chương trình truyền hình được phát sóng rộng rãi với lời nhắn, “Glen, nếu con nghe được những điều mẹ nói, hãy từ bỏ việc chạy trốn.”
Glen Rogers bị cảnh sát bắt giữ
Bàn Edna luôn tin rằng con trai mình không phải là hung thủ giết người, bà sợ Glen sẽ bị bắn trong quá trình chạy trốn nên đã làm đơn gửi các sở cảnh sát yêu cầu họ về vấn đề này.
Glen Rogers đã sử dụng cái tên James Peter, đánh cắp một chiếc xe ở Tennessee để di chuyển. Glen có ý định về thăm nhà, mặc dù hắn biết được cảnh sát sẽ có mặt ở đấy. Glen Rogers được FBI gọi là “kẻ giết người xuyên quốc gia".
Ngày 13/11/1995, Glen đến nhà hai người họ hàng của mình ở Waco, Kentuckey để xin tiền. Hắn lái chiếc xe Ford Festiva màu trắng. Những người họ hàng của Glen khuyên hắn ra đầu thú, hắn chỉ thừa nhận việc mình đã giết người rồi lái xe đi.
Không lâu sau đó, một cuộc điện thoại nặc danh được gọi tới cho cảnh sát thông báo sự xuất hiện của Glen. Người đó là Edith Smallwood, chị họ của Glen.
Thám tử Robert Stephens chính là người đã theo dõi và bắt được Glen.
Khi phát hiện người đàn ông đi chiếc xe Ford màu trắng giống như đối tượng đang bị FBI truy nã, Robert đã tìm cách tiếp cận hắn. Robert mời Glen một cốc bia trong quán nhậu, chăm chú nhìn hắn để khẳng định sự nghi ngờ của mình là đúng. Glen nhanh chóng phát hiện ra điều bất thường, hắn vội vàng rời khỏi quán và phóng đi rất nhanh.
Robert và các nhân viên cảnh sát đuổi theo Glen hơn 15 dặm, cả hai xe đã đẩm thẳng vào một rào chắn trên đường truy đuổi.
Chiếc xe của Glen chỉ dừng lại khi nó bị cảnh sát bắt thủng lốp. Glen bị bắt và bị chuyển đến phòng cảnh sát ở Richmond, Kentuckey để thẩm vấn. Ngay ngày hôm sau, một tờ báo lá cải đã đưa tin Glen thú nhận mình đã giết chết 55 người.
Sau khi bị bắt, Glen liên tục cung cấp nhiều thông tin khiến các nhân viên điều tra khó tổng hợp chứng cứ.
Các nhân viên điều tra cho biết, họ nghi ngờ Glen có liên quan đến 5 vụ giêt người. Khi nghe điều này, Glen cười và cho biết con số nạn nhân của hắn có thể là 70. Tuyên bố này của Glen thực sự gây sốc đối với các nhân viên điều tra.
Glen Rogers tại trại tạm giam Madison
Giới báo chí rất quan tâm đến sự kiện này, Glen Rogers lập tức được nhắc đến như một kẻ giết người hàng loạt nhiều nhất ở nước Mỹ. Glen yêu cầu được gặp luật sư của mình và phủ nhận những thông tin mình đã nói trước đó.
Glen được chuyển đến Trại tạm giam Madison ở Richmond và được nhốt trong một phòng giam đặc biệt. Glen được quản lý rất chặt, đảm bảo hắn không thể tự tử. Trong khi đó, phía tòa án đã chỉ định Erwin Lewis là luật sư của Glen.
Thời gian bị tạm giam chờ điều tra, Glen Rogers bắt đầu việc “kinh doanh” của mình, hắn bán tóc và râu cho những người có nhu cầu mua, thậm chí là cả chữ kí. Tại các phiên điều trần, nhiều cô gái trẻ đổ xô đến tòa để mong được nhìn thấy Rogers, điều này hình thành như một trào lưu không thể giải thích được.
Glen Rogers tuyên bố hắn không giết chết bất cứ ai, “tôi hoàn toàn vô tội”, hắn chỉ nói đùa chuyện giết chết 70 người. Việc những người phụ nữ hắn đã từng gặp bị giết sau đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đẩy hắn vào danh sách nghi phạm của cảnh sát.
Liệu Glen có nhận tội? Bản án nào dành cho hắn? Mời các bạn đón đọc Nỗi ám ảnh của những cô gái tóc đỏ (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 25/05/2014.