Nghi phạm khiến bé 5 tuổi chết ở nhà hoang: Hệ quả nghiện game?
Khi nghiện game một trẻ 17 tuổi sẽ chỉ như một đứa 10 tuổi, hồn nhiên, ngớ ngẩn…những khả năng giao tiếp xã hội không còn phù hợp với lứa tuổi.
Ngôi nhà hoang nơi phát hiện thi thể bé 5 tuổi bị nhốt 2 ngày trời
Sự việc đau lòng diễn ra vào chiều ngày 7/6, cháu H.T.V.Đ. (5 tuổi, trú ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu) có xin phép bố sang nhà hàng xóm chơi. Đến chiều tối không thấy con về nên gia đình đã đi khắp nơi tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Hai ngày sau, lực lượng chức năng phát hiện thi thể cháu bé ở trong căn nhà bỏ hoang trong khu rừng, thuộc địa phận huyện Yên Thành (Nghệ An), cách nhà khoảng 10km.
Sáng 10/6, cơ quan công an nhận định, nghi phạm là Đào Ngọc H. (học sinh lớp 11, trường THPT Quỳnh Lưu 4) – hàng xóm của cháu bé xấu số đã tiến hành việc bắt cóc, thực hiện theo trò chơi điện tử (game).
Theo đó, H. đưa bé Đ. đi với động cơ là "giấu" bé rồi sau đó sẽ đưa cháu bé về như mình là người có công tìm ra bé. Tuy nhiên, khi thấy gia đình, cơ quan chức năng đi tìm, nam sinh H. lo sợ không đưa cháu bé về nữa, dẫn đến sự việc đau lòng.
Chia sẻ với phóng viên về trường hợp này, TS. BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị “nghiện” game online. Thậm chí còn có sự tuyên truyền nhau “chơi game mà vẫn học giỏi”, “chơi game thường thôi- không ảnh hưởng đến việc học”, “các phụ huynh cứ để con giải trí”… làm cho các phụ huynh “tưởng thật”.
“Đây là nhận thức hết sức sai lầm từ chính phụ huynh, không phòng bệnh chữa bệnh cho con. Như trường hợp này, nếu đúng như lời khai của nghi phạm (Nghệ An – PV) là biến chứng của nghiện game online, là hệ quả của việc nghiện game rồi”, TS Trần Thị Hồng Thu thốt lên.
Đáng ngại, có game quảng cáo một vài điển hình cho rằng vừa chơi game mà vẫn học giỏi … theo TS Trần Thị Hồng Thu thì đó chỉ là những trường hợp “chưa kịp gây ra hậu quả mà thôi”.
“Còn cứ để tiếp tục chơi game thì đến một lúc nào đó, nếu trẻ tự thôi được là do “ăn may” còn không hầu hết trẻ sẽ mắc hội chứng suy giảm nhận thức. Theo đó, một đứa 17 tuổi sẽ chỉ như một đứa 10 tuổi, hồn nhiên, ngớ ngẩn như một trẻ bị thiểu năng. Những khả năng giao tiếp xã hội không còn phù hợp với lứa tuổi. Bởi toàn bộ tâm trí, thời gian, mối quan tâm dồn hoàn toàn vào game”, TS Trần Thị Hồng Thu lo ngại.
Mà thanh thiếu niên ở độ tuổi ấy như tờ giấy trắng, nếu cứ suốt ngày tiếp cận với hình ảnh game sẽ bị ảnh hướng xấu, trẻ sẽ hình thành nhân cách lệch lạc.
Nhiều vụ bạo lực ngoài đời thực đã xảy ra bắt nguồn từ game bạo lực. Khi ấy trẻ nghiện game bạo lực đã không phân biệt được cuộc sống thực và ảo… Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh bạo lực, chém giết người, những hành vi mà nó gây án đều từ game bạo lực mà ra. Nếu những game không bạo lực thì lại gây hại kiểu khác – làm suy giảm nhận thức, mất thời gian.
Do đó, TS Trần Thị Hồng Thu cho rằng quan trọng là bố mẹ phải kiểm soát, đặc biệt với những trẻ bé. Bố mẹ cứ bỏ mặc, cho rằng chơi một tý không sao là…không thể chấp nhận.
Vì chơi một là muốn chơi hai. Ngay cả người lớn khi chơi thử cũng mê ngay. Nhưng người lớn nhân cách đã được hình thành, họ có nhiều áp lực, nhiều mối quan tâm khác nên cũng nhanh chóng dứt ra được.
Còn đối với trẻ con thì khác hoàn toàn, không phải người lớn thu nhỏ. Não trẻ còn non nớt, nên khi nghiện game sẽ không phát triển được.
PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương cũng đưa ra dẫn chứng, bản thân bà đang phải điều trị cho một bệnh nhân mà “mấy năm không trở về như cũ được cũng chỉ vì nghiện game”.
“Bố mẹ không quyết liệt trong việc bắt trẻ cắt đứt “nguồn” gây nghiện thì sẽ cứ lai dai không dứt ra được. Điều này khiến bệnh nhân suốt mấy năm trời vẫn chỉ mệt mỏi, tìm cách để chơi”, TS Trần Thị Hồng Thu bày tỏ.
Nguyên nhân là khi cậu bé ấy đến viện thì được tuân thủ theo các phác đồ điều trị, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là tách khỏi nguồn gây “nghiện” - game. Bệnh nhân không được tiếp xúc với điện thoại, máy tính… nhưng hễ về nhà, mỗi khi trẻ đòi, bố mẹ lại nhường, lại bảo “thôi chơi một tý không sao” dù bác sĩ đã dặn tuyệt đối giữ điện thoại không cho trẻ tiếp xúc.
“Cần phải làm những biện pháp mạnh (nếu bảo không được thì phải cưỡng chế, đã thôi không chơi game online là thôi hẳn, còn thôi từ từ thì hầu như không có kết quả. Dứt là dứt ngay, nhất là những trẻ mới chớm cần phải cấm tiệt. Còn không khi đã thành thói quen rồi rất khó bỏ, chưa nói nghiện hay không nghiện, nhưng đã thành thói quen rồi thì rất mất thời gian.
Việc từ bỏ thói quên đâu dễ mà từ thói quen đến nghiện đâu quá xa. Trẻ nghiện game không chỉ mất đi những gì đang có mà còn phát sinh thêm những hậu quả mà không thể lường trước. Cho nên phòng bệnh phải hơn chữa bệnh”, TS Trần Thị Hồng Thu nhận định.
Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/he-lo-nguyen-nhan-nghi-pham-khien-be-5-tuoi-chet-o-nha-ho...
Cơ quan điều tra (CQĐT) đã triệu tập mẹ nghi phạm và bạn nghi phạm để phục vụ điều tra. Ngoài ra, người thân nạn nhân...