Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 3)

Tuy sau này miền Nam đã thất bại và họ có đường lối phản đối xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng những gì các nữ điệp viên miền Nam đã đóng góp đối với nơi mà họ tin tưởng rất đáng được nhắc tới. Họ đều có xuất thân khác với các điệp viên phe miền Bắc và số phận sau này của họ cũng rất khác biệt.

Belle Boyd

Belle Boyd sinh năm 1843 trong một gia đình chủ nô gần Martinsburg, bang Virginia. Bà được đánh giá là một trong những điệp viên nổi tiếng nhất của phe miền Nam. Ngay khi mới ở độ tuổi 17, Boyd đã bị bắt vì bắn một lính miền Bắc, người được cho là đã đột nhập vào nhà và thóa mạ mẹ của bà. Trẻ đẹp và cuốn hút, Boyd đã dùng sức quyến rũ của mình để lấy thông tin từ các viên chức miền Bắc và chuyển cho phe miền Nam.

Chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam P.G.T. Beauregard. Jackson hoàn toàn tin tưởng vào những tin tức tình báo mà Boyd cung cấp. Những thông tin này đã hỗ trợ ông ta chiến thắng trong chiến dịch thung lũng Shenandoah năm 1862.

Tháng 6/1862, lực lượng miền Bắc đã bắt giữ Boyd và đưa bà đến nhà tù Old Capitol tại Oasinhtơn. Bà được thả một tháng sau đó và bị trục xuất đến Richmond, nhưng sau đó lại bị bắt giữ thêm 3 tháng. Năm 1864, bà lại bị bắt giữ một lần nữa khi cố gắng lén mang tài liệu của phe miền Nam đến Anh. Sau này, Boyd đã bỏ trốn khỏi Mỹ.

Năm 1865, Boyd viết cuốn hồi ký dài hai tập kể lại cuộc đời làm điệp viên của mình. Bà kết hôn hai lần và qua đời tại Wisconsin năm 1900. Bà được an táng tại nghĩa trang Spring Grove tại Wisconsin Dells, bang Wisconsin.

Rose O’Neal Greenhow

Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 3) - 1

Rose O’Neal Greenhow là một góa phụ trung niên có vai vế tại bang Washington. Bà bắt đầu làm điệp viên cho phe miền Nam từ năm 1861. Tận dụng những mối quan hệ xã hội của mình, Greenhow đã thu thập thông tin về quân đội miền Bắc và chuyển các tin nhắn được mã hóa cho phe miền Nam.

Một trong những tin nhắn quan trọng được Greenhow giấu trong tóc của bà đã giúp chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam P.G.T. Beauregard giành thắng lợi đầu tiên trong trận Bull Run.

Nghi ngờ các hoạt động của Greenhow, Allan Pinkerton, người đứng đầu sở mật vụ mới được thành lập của liên bang đã thu thập đủ bằng chứng để quản thúc tại gia bà. Trong thời gian này, Greenhow tiếp tục thu thập thông tin. Tháng 1/1862, bà cùng con gái 8 tuổi đã được đưa đến nhà tù Old Capitol. Vài tháng sau đó, Greenhow bị trục xuất đến Baltimore, bang Mariland, nơi phe miền Nam chào mừng bà như một người hùng.

Tổng thống Liên bang miền Nam Jefferson Davis đã gửi bà đến Anh và Pháp làm nhiệm vụ tiếp theo là thu hút sự ủng hộ cho chính phủ miền Nam. Tháng 9/1864, Greenhow trở lại miền Nam trên con tàu Condor, mang theo một lượng vàng lớn. Một tàu chiến miền Bắc đã đuổi theo tàu Condor khi nó ở gần bờ biển Bắc Carolina. Condor sau đó bị mắc cạn trên một bãi cát ở cửa sông. Không nghe theo lời khuyên của thuyền trưởng, Greenhow đã cùng hai hành khách khác bỏ trốn trên một chiếc thuyền nhỏ. Con thuyền này bị lật úp và Greenhow thiệt mạng. Thi thể của Greenhow trôi dạt vào bờ ngày hôm sau và đã được phe miền Nam chôn cất với nghi lễ quân đội.

Antonia Ford

Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 3) - 2

Sinh ra trong một gia đình giàu có tại bang Virginia, năm 23 tuổi, Ford đã cung cấp tin tức tình báo cho tướng kỵ binh miền Nam J.E.B. Stuart. Ford lấy thông tin từ những lính miền bắc đóng quân tại quê nhà của bà ở Fairfax Court House. Tháng 10/1861, tướng Stuart đã phong cấp danh dự cho bà là sĩ quan phụ tá đắc lực.

Tháng 3/1863, Ford bị miền Bắc buộc tội làm gián điệp cho John Singleton Mosby, chỉ huy quân kỵ binh của phe miền Nam. Đội kỵ binh của Mosby đã bắt giữ tướng quân phe miền Bắc Edwin H. Stoughton tại trụ sở của ông ta - đây là một trong những trận đột kích nổi tiếng nhất trong lịch sử cuộc chiến. Sở mật vụ đã nghi ngờ Ford tham gia lập kế hoạch tấn công bởi trước đó Stoughton và Ford đã có một cuộc gặp. Sở này đã cử một nữ mật vụ giả làm người ủng hộ phe miền Nam tiếp xúc với Ford và Ford đã đem giấy phong cấp của mình cho nữ điệp vụ kia xem. Không lâu sau đó, Ford bị bắt và người ta phát hiện bà cất giấu nhiều tài liệu quan trọng.

Sau một vài tháng bị giam giữ tại nhà tù Old Capitol thuộc bang Washington, Ford đã được thả nhờ sự giúp đỡ của thiếu tá phe miền Bắc Joseph C. Willard, một trong những người đã bắt giữ bà. Willard sau này rút khỏi quân đội miền Bắc và kết hôn với Ford vào tháng 3/1864.

Cặp đôi này sống tại Washington D.C và có 3 mặt con nhưng chỉ có một người sống sót đến tuổi vị thành niên. Bà Ford qua đời ngày 14/2/1871 ở tuổi 33. 

Mời các bạn đón đọc Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 4) vào SÁNG SỚM ngày 14/5/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân ([Tên nguồn])
Các nữ điệp viên nổi tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN