Méo miệng, liệt mặt vì điều hòa

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều người ở phòng điều hòa liên tục, kể cả điều hòa ô tô đã để lạnh sâu, lạnh lâu, làm gia tăng chứng méo miệng, liệt mặt.

Nhiều người đã bị méo miệng, liệt mặt vì điều hòa

Gần đây hiện tượng trẻ em và nhiều người lớn bị méo miệng. liệt mặt gia tăng vì dùng điều hòa liên tục cả ở Việt Nam và nước ngoài.

Chỉ một đêm trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp có người ngủ dậy đã thấy gương mặt biến dạng, ngay cả điều hòa ô tô bật ở nhiệt độ thấp cũng gây méo miệng, liệt mặt.

Méo miệng, liệt mặt vì điều hòa - 1

Trẻ em rất dễ bị méo miệng, liệt mặt. Ảnh minh họa.

Theo Sohu, ở bệnh viện tại Vũ Hán (Trung Quốc) một ngày tiếp nhận 8 ca liệt mặt do nằm điều hoà, đáng chú ý là một người đàn ông 32 tuổi bật điều hoà suốt đêm sau khi đi chơi thể thao, một thanh niên 19 tuổi học lái xe đã bật điều hoà quá mạnh dẫn đến khuôn mặt hoàn toàn vô cảm.

Số trẻ em bị méo miệng, liệt mặt khá nhiều: 1 bé sơ sinh 6 tháng tuổi bị méo miệng, không bú được khiến sữa chảy hết ra ngoài. Bác sĩ phát hiện khuôn mặt của em đã hoàn toàn bị tê liệt do ở phòng máy lạnh nhiệt độ thấp quá lâu; 1 bé gái 5 tuổi ở Giang Tô cũng nhập viện với phần miệng bị đơ, góc mép lệch hẳn sang một bên, mắt nhắm hờ không khép chặt lại được. Khuôn mặt của em đã hoàn toàn bị tê liệt chỉ vì bố mẹ bé bật điều hoà cả đêm ở nhiệt độ quá thấp nhiều ngày đêm, dẫn đến sự co thắt dây thần kinh ở khuôn mặt, tắc mạch máu, phù nề, khiến con gái liệt mặt, méo miệng.

Chia sẻ trên website của BV Từ Dũ, BS Nguyễn Thị Thanh Bình (Cố vấn khoa Sơ sinh của BV) cho rằng, hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Khi quạt gió máy lạnh thổi thẳng vào đầu, mặt sẽ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Nằm điều hòa thời gian lâu còn mắc phổ biến các chứng ho, sốt, ngạt mũi... và có thể gây ra chứng méo miệng, liệt mặt, hoặc mất cảm giác trên khuôn mặt…

Nguy hiểm của méo miệng, liệt mặt là mắt không nhắm, chớp được, luôn mở trừng trừng nên khô mắt, viêm nhiễm có hại cho mắt, thậm chí để lại di chứng sau này.

Méo miệng, liệt mặt vì điều hòa - 2

Chẩm cứu, thủy châm, cấy chỉ... điều trị méo miệng liệt mặt rất hiệu quả. Ảnh minh họa.

Làm gì khi phát hiện bị méo miệng, liệt mặt?

Khi ở phòng lạnh, nếu thấy một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị xệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra… thì cần cảnh giác, nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ khám và làm rõ nguyên nhân có phải méo miệng liệt mặt do nằm điều hòa hay do bệnh khác. Một số bệnh cũng gây méo miệng, liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não…

Đông y có nhiều phương cách chữa méo miệng, liệt mặt, đặc biệt là châm cứu và gần đây nổi lên biện pháp cấy chỉ chữa méo miệng, liệt dây thần kinh số 7 rất hiệu quả.

Có nhiều kinh nghiệm dân gian để xử lý nhanh cho những người méo miệng liệt mặt, nhưng thường hiệu quả cho những người bị nhẹ. Còn với những trường hợp bị nặng, cần khẩn trương đưa đi bệnh viện để được bác sĩ điều trị nhanh và đúng để sớm hồi phục.

Méo miệng, liệt mặt vì điều hòa - 3

Bố mẹ cần học cách sử dụng điều hòa an toàn cho con trẻ và người thân. Ảnh minh họa.

Sử dụng điều hòa an toàn

BS Nguyễn Thị Thanh Bình khuyên các bố mẹ đừng để con ở trong phòng máy lạnh cả ngày. Buổi sáng và buổi tối khi nhiệt độ ngoài trời thấp, hãy cho trẻ hoạt động ngoài phòng máy lạnh, hoặc đi dạo ngoài trời. Ban đêm, các bậc cha mẹ nên kiểm soát nhiệt độ ở mức 26 - 28 độ C.

Để điều hòa không gây hại cho sức khỏe cần lưu ý:

- Hãy kết hợp điều hòa với quạt điện vừa tản rộng độ mát, vừa làm giảm công suất điện. Sử dụng quạt điện 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó tắt bớt.

Nhiệt độ điều hoà nên để từ 25-28 độ. Đặc biệt không được để điều hòa ở mức quá thấp để tránh bị sốc nhiệt, đột quỵ...

- Thường xuyên mở cửa phòng sau 2h dùng điều hòa để tránh nhiễm khuẩn ngay trong nhà.

- Khi sử dụng điều hòa vào ban đêm các bậc phụ huynh nên sử dụng một tấm chăn bông mỏng để đắp cho những vùng nhạy cảm như: bụng, ngực, vai, các khớp xương trên cơ thể, nhất là với trẻ em.

-Không bật điều hòa 24/24 vì không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn để tiêu trừ nấm mốc, mầm bệnh lưu trú.

-Chế độ ăn uống cần nhiều rau quả, trái cây mát hơn.

- Dùng thêm quạt đá, máy phun sương, máy tạo hơi nước, hoặc đặt một chậu nước trong phòng để có độ ẩm thích hợp, tránh khô mũi, mắt.

Trẻ ốm khật khừ vì cha mẹ 'nhốt' trong điều hoà cả ngày

Theo PGS.TS PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, để trẻ trong phòng khiến trẻ không tổng hợp được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Hà (Gia Đình & Xã Hội)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN