Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 514Kỳ mới nhất

Để thực hiện được kỹ xảo này, đoàn phim "Tây Du Ký" đã phải vất vả và không ít lần mạo hiểm cả tính mạng để có được những cảnh quay ưng ý.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Thế nhưng, để có một tập phim được yêu thích như thế, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn mà hiếm người biết được. Chuyên đề Tây Du Ký - Chuyện giờ mới kể sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật về quá trình thực hiện tác phẩm kinh điển nổi tiếng này.

Khi thực hiện quay Tây Du Ký, điều khiến đạo diễn Dương Khiết đau đầu nhất chính là bộ phận kỹ thuật. Trong khi nhân vật Tôn Ngộ Không thì thiên biến vạn hóa, hô phong hoán vũ, cưỡi mây đạp gió, nhún một cái là có thể vượt mười vạn tám ngàn dặm, ngoài ra còn vô số những thần tiên, yêu ma đều thần thông quảng đại… Trong khi đoàn phim vẫn còn trong thời kỳ hiểu biết về kỹ thuật, kỹ xảo vô cùng hạn hẹp, thiếu thốn.

Từ trước đến giờ, Dương Khiết cũng chỉ nghe qua về việc sử dụng kỹ thuật quay trên phông nền xanh. Thế nhưng liều có thể xuất hiện được tất cả các bối cảnh chỉ nhờ vào chiếc phông xanh đó hay không thì Dương Khiết vẫn chưa nhìn thấy và được học về điều này bao giờ, ngay cả thử kỹ thuật này cũng chưa từng làm bao giờ. Lần đầu, đoàn phim Tây Du Ký sử dụng đến kỹ thuật này là khi thực hiện tập Trừ yêu ở nước Ô Kê.

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 1

Máy quay ADO cho phép thu nhỏ hình ảnh nhân vật Tôn Ngộ Không trong tập Trừ yêu ở nước Ô Kê.

Nhân vật Tôn Ngộ Không có cảnh biến thành một người tí hon nhảy lên bàn và nói chuyện với hoàng tử nước Ô Kê. Ngày hôm đoàn sử dụng kỹ thuật với phông xanh, mọi việc đều tiến triển khá thuận lợi, công việc trở nên trôi chảy. Lục Tiểu Linh Đồng chỉ cần làm những động tác nhảy nhót như bình thường, đoàn phim sẽ sử dụng máy ADO với kỹ thuật thu nhỏ hình ảnh của Lục Tiểu Linh Đồng. Chỉ cần một động tác nhảy nhẹ là đã có thể “bay” được lên mặt bàn. Cả đoàn ai cũng cảm thấy hết sức hỉ hả và cảm thấy kỹ thuật quay với phông xanh thật đơn giản và cũng dễ dàng.

Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, mọi việc thật không phải đơn giản như mọi người trong đoàn đã nghĩ. Về sau khi quay những cảnh khác mới thấy tình hình không đúng như những gì mọi người lầm tưởng. Bình thường, diễn viên vẫn sẽ đứng trước phông xanh và làm những động tác theo yêu cầu, đội kỹ thuật sẽ dùng máy quạt gió để tạo hiệu ứng cho quần áo, đầu tóc bay như ngoài trời, sau đó sẽ ghép nền trời xanh hoặc mây khói vào với phông xanh.

Kết quả là hiệu ứng lên màn hình nhìn không được thuận mắt chút nào, những động tác bay nhảy nhìn đều rất giả tạo, cho dù tư thế của diễn viên có thế nào đi nữa thì cảnh biến hóa cũng không được giống và chân thực.

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 2

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 3

Hình ảnh nhân vật trở nên phẳng lì khi bị mất phần mềm xử lý ba chiều như trong tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.

Trong khi máy móc là loại máy ADO được đài đặt mua nhập khẩu từ Mỹ về, thế nhưng Dương Khiết và đội kỹ thuật vẫn không thể lý giải nổi vì sao những hình ảnh của các nhân vật khi lên hình lại không phải là hình ảnh ba chiều, mỗi khi chuyển động thì hình ảnh của nhân vật lại trở nên phẳng lì và méo hình.

Có thể nhớ lại một số phân cảnh trong tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh khi quay cảnh ở trong động, cô thôn nữ bị Bạch Cốt Tinh (Dương Xuân Hà đóng) sau khi hút máu và thổi bay ra cỗ khác, lúc này hình ảnh của thôn nữ (Dương Tuấn đóng) đã trở nên phẳng lì như có vật gì nén phẳng ra vậy.

Hay như trong tập Thu nhận Trư Bát Giới cũng vậy, cảnh cô nàng Cao Thúy Lan bay chui qua cửa sổ, hình ảnh nhân vật cũng trở nên phẳng lì. Dương Khiết khi này vẫn cho rằng, có thể do bà và đội kỹ thuật vẫn chưa nắm được các kỹ xảo và cách thức quay cho đúng, vì vậy mọi người hì hục quay đi quay lại nhiều lần nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn chút nào.

Cảnh phim trong Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh với hình ảnh nhân vật biến thành phẳng lì.

Về sau mới biết, máy mua về vốn còn có một phần mềm có tác dụng khiến hình ảnh người trở thành hình ảnh 3 chiều, tuy nhiên vì phần mềm đó trị giá 50.000 UDS nên nhân viên của đài khi mua cảm thấy xót tiền và cho rằng không cần thiết nên cũng không mua. Báo hại đoàn phim Tây Du Ký xoay vần khổ sở cũng không sao làm cho hình ảnh trở thành 3 chiều. Cuối cùng, Dương Khiết đành phải chấp nhận để hình ảnh nhân vật “phẳng lì” trên phim vì không còn cách nào khác.

Tây Du Ký học kinh nghiệm phim Kim Dung

Có lần đoàn phim của phía Hồng Kông đến thăm quan đài CCTV và họ muốn xem Tây Du Ký của phía đài Trung ương chất lượng như thế nào. Dương Khiết đưa họ xem thử hai tập. Sau khi xem xong, phía Hồng Kông đề xuất một vài vấn đề họ nhận thấy trong bộ phim Tây Du Ký với lãnh đạo đài và Dương Khiết, phía Hồng Kông cho rằng, kỹ thuật của Tây Du Ký không mang lại cảm giác về trọng lượng của nhân vật khi bay nhảy, biến hóa (nhìn nhẹ tênh như một tờ giấy biến hình) và không có cảm giác thật, sống sượng và giả.

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 4

Kỹ xảo của Tây Du Ký thời kỳ đầu vẫn còn non kém về kiến thức, lạc hậu về trang thiết bị máy móc.

Đạo diễn Dương trình bày đã sử dụng kỹ thuật phông xanh để quay, phía Hồng Kông giải thích, quay với phông xanh thôi thì chưa đủ, những kỹ thuật khác cần phải có là treo người lên, đồng thời giới thiệu đoàn phim Tây Du Ký sang Hồng Kông một chuyến để xem đoàn phim của họ sử dụng những kỹ thuật này. Đạo diễn Dương Khiết tỏ ra hết sức phấn khích và mong sớm được biết và học hỏi về kỹ thuật làm phim của các đồng nghiệp Hồng Kông. Bà liền viết báo cáo đề xuất được đến Hồng Kông để trực tiếp học hỏi và được lãnh đạo đài CCTV phê chuẩn.

Ngày 29/12/2984, Dương Khiết tranh thủ thời gian nghỉ Tết, bà cùng một vài nhân viên quay phim, thiết kế mỹ thuật và phụ trách kỹ thuật cùng bà đến Hồng Kông để khảo sát tình hình cũng như học hỏi thêm.

Thời gian Tết thật khó có thể gặp gỡ được ai ở Hồng Kong bởi người nào người nấy đều lo ăn Tết. Đoàn tùy tùng của Dương Khiết đến đài TVBAtv (Đài Á thị) của Hồng Kông nhưng mọi người ở đây đều đã nghỉ Tết hết cả, không ai quay phim thời gian này, một bóng người cũng không có. Cả đoàn lại phải đợi cho qua thời gian nghỉ Tết sau đó mới liên lạc được với người của đài TVB để được thăm quan, học hỏi kỹ thuật của phía bạn.

Cũng may, khi đó đài TVB đang tiến hành quay một bộ phim về đề tài ma quái, Dương Khiết nhớ mang máng là một phim võ hiệp của Kim Dung, trong phim có sử dụng những kỹ thuật mà đoàn Tây Du Ký đang cần được học  hỏi.

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 5

Để thực hiện một cảnh bay lượn trên không thế này, diễn vien phải buộc dây cáp và có nhân viên đứng từ xa kéo (hai nhân viên trong hình đang kéo dây cáp).

Tối hôn đó đoàn Dương Khiết được tận mắt chứng kiến cảnh quay “ma xuất hiện” như thế nào. Trong lúc chờ đợi, Dương Khiết để ý thấy tại trường quay có đạo cụ là một đụn đất bên cạnh một chiếc cột trụ lớn, bà nghĩ đây chắc chắn là thứ sẽ được dùng cho cảnh quay này. Nhân viên chụp hình lặng lẽ thực hiện chụp một vài bô cảnh đụn đất trước, sau đó diễn viên hóa trang ma quỷ cũng đã xuất hiện, một vài nhân viên trường quay ở đây liền đắt đụn đất giả lên người của diễn viên sau đó nối một dây cáp vào người diễn viên.

Dây cáp lại được nối với cột trụ bằng một hệ thống ròng rọc, một vài người nắm sẵn dây cáp trong tư thế sẵn sàng kéo. Đợi khi có lệnh hô “Kéo!” của đạo diễn thì những người này sẽ nắm đầu dây và kéo, diễn viên cũng từ trong “mộ” mà “bay” lên. Dù chỉ một động tác “bay” nhưng vì dây rợ gặp trục trặc nên cũng phải quay mất mấy cảnh mới hoàn thành. Những cảnh sau đó không có kỹ thuật gì đặc biệt nên đoàn Dương Khiết trở lại văn phòng đài TVB.

Qua ngày thứ hai, Dương Khiết đề xuất với đồng nghiệp phía Hồng Kông mong muốn được xem phía bạn giới thiệu cho thêm những kỹ thuật khác bởi những gì bà xem hôm trước đều không có gì mới mẻ. Tuy nhiên, đồng nghiệp Hồng Kông cho biết, kỹ thuật không có gì nhiều, chủ yếu là phương pháp “quá giang long” nhưng gần đây chưa có cảnh phim nào dùng đến. Dương Khiết càng thêm háo hức và tò mò muốn biết kỹ thuật ‘quá giang long” là như thế nào. Thế nhưng phía đồng nghiệp chỉ nói một cách mơ hồ: “Hai cảnh treo người lên giữa không trung, cứ thế kéo là được…”.

Tôn Ngộ Không "vật vã" bay lượn - 6

Nếu không sử dụng dây cáp mà chỉ quay dưới mặt đất thì cảnh bay không mang lại cảm giác chân thực và nhân vật cũng "nhẹ bẫng".

Dương Khiết và đội kỹ thuật của bà càng không hiểu gì, vừa bất đồng ngôn ngữ do đòng nghiệp nói tiếng Quảng Đông cũng hơi khó nghe, hơn nữa lại nói kiểu lấp liếm càng thêm khó hiểu. Dương Khiết chỉ muốn được xem kỹ thuật “quá giang long” nó như thế nào nhưng phia đồng nghiệp Hồng Kông viện cớ dụng cụ và thiết bị quay đều đang cất trong kho, nhân viên coi giữ kho vẫn đang trong thời gian nghỉ Tết nên không còn cách nào khác.

Cuối cùng Dương Khiết và đoàn của bà quyết định đành phải trở về bởi có đợi đi nữa thì cũng thấy rõ thái độ của phía Hồng Kông không muốn tiết lộ cách thức làm phim của phía họ. Đành phải tự lực cánh sinh, vừa làm vừa mày mò thêm, áp dụng thêm câu nói đầy mơ hồ của đồng nghiệp phía Hồng Kông là treo người lên cao.

Kỳ tiếp: Ngộ Không suýt mất mạng vì cảnh bay thất bại

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 514Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN