Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: VKS nêu lý do bác yêu cầu trả lãi của bị hại

Đại diện VKSND TP Hà Nội đã đối đáp trước ý kiến cho rằng Tân Hoàng Minh phải thanh toán tiền lãi cho bị hại.

Đại diện VKSND TP Hà Nội tại phiên tòa

Đại diện VKSND TP Hà Nội tại phiên tòa

Chiều 22/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục với phần tranh luận giữa một số bị hại, luật sư và đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (VKSND TP Hà Nội) về vấn đề trả lãi cho các bị hại trong vụ án xảy ra tại Tân Hoàng Minh.

Trong những ngày xét xử vừa qua, một số bị hại trong số hơn 6.600 bị hại mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh đã lên tiếng đề nghị tòa xem xét việc Tân Hoàng Minh phải trả lãi cho họ.

Do có nhiều ý kiến của bị hại về việc trả lãi hay không trả lãi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đề nghị VKSND TP Hà Nội làm rõ và trả lời thẳng về vấn đề này.

Đối đáp trước yêu cầu trả lãi của một số bị hại, đại diện VKSND TP Hà Nội nói rất chia sẻ với những khó khăn thiệt hại về kinh tế mà các bị hại phải gánh chịu. Tuy nhiên, 9 gói trái phiếu do Tân Hoàng Minh phát hành là vi phạm quy định pháp luật. Các hợp đồng đầu tư mua trái phiếu của bị hại với Tân Hoàng Minh do đó không hợp pháp, tức vô hiệu.

Do đó, đại diện VKSND TP Hà Nội cho rằng, giao dịch dân sự giữa các bị hại và Tân Hoàng Minh là vô hiệu.

“Theo điều 131 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vô hiệu thì các điều khoản trong hợp đồng đều không có giá trị, không có hiệu lực. Vì thế, tất cả các thỏa thuận về lãi trong hợp đồng đều không có giá trị”, nữ kiểm sát viên nêu quan điểm của VKS.

Toàn cảnh phiên xét xử

Toàn cảnh phiên xét xử

Bào chữa cho một số bị hại, luật sư Nguyễn Văn Chiến, đề nghị HĐXX tuyên Tân Hoàng Minh phải trả thêm lãi cho các bị hại. Lãi suất tính theo ngân hàng chứ không phải tính theo hợp đồng mua trái phiếu với Tân Hoàng Minh.

Luật sư Chiến cho rằng, hầu hết bị hại trong vụ án là người cao tuổi. Họ đã dành tiền tiết kiệm mua trái phiếu với hi vọng tăng thêm chút thu nhập. Trong 2 năm qua, nhiều người không lấy được tiền và phải chật vật với cuộc sống. Những tổn thất về vật chất, tinh thần khó mà đong đếm.

Trước ý kiến trên của luật sư, TAND TP Hà Nội cho biết sẽ đưa ra phán quyết sơ thẩm vào 15h ngày 27/3.

Cáo trạng xác đinh, tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh bị dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ rồi tăng thành gần 20.000 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm 2022. Để trả nợ và chi tiêu, Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh) chỉ đạo cấp dưới phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

Ông Dũng và đồng phạm sử dụng hành vi gian dối, dùng pháp nhân 3 công ty con gồm: Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, với tổng trị giá 10.300 tỷ đồng.

Sau khi mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng. Từ đó, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được tổng số tiền gần 14.000 tỷ đồng.

Huy động tiền xong, các bị cáo tại Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Nguồn: [Link nguồn]

Nói lời sau cùng, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh đã bị lạc giọng bởi tiếng nấc nghẹn. Ông quay về chỗ ngồi dành cho bị cáo, cúi gục đầu, gạt nước mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tập đoàn Tân Hoàng Minh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN