Vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế dùng tài khoản của mẹ vợ để nhận tiền hối lộ

Chiều 13-7, trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai dùng tiền hối lộ để mua đất ở Mũi Né.

Bị cáo Phạm Trung Kiên là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bị cáo Phạm Trung Kiên tại phiên tòa. Ảnh: CTV

Bị cáo Phạm Trung Kiên tại phiên tòa. Ảnh: CTV

Khi thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50-200 triệu đồng cho mỗi chuyến bay hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng mỗi hành khách. Đối với khách lẻ, chi phí này là từ 7-15 triệu đồng/người.

Từ tháng 2-2021 đến tháng 12-2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ.

Khai về việc sử dụng số tiền này, bị cáo Kiên cho biết đã dùng để mua đất ở Mũi Né, bị cáo mua chung với bạn. Ngoài ra, bị cáo cũng mua 2 mảnh đất ở Ba Vì và Hoài Đức (Hà Nội).

''Nhưng bị cáo đã bán đầu năm 2022 để lấy tiền khắc phục hậu quả của vụ án'' – bị cáo Kiên nói.

Trả lời VKS, Kiên nói số tiền nhận được từ doanh nghiệp, bị cáo không nói cho ai biết, nhận xong chỉ đem về nhà. Tài khoản gửi cho các doanh nghiệp để họ chuyển tiền vào là tài khoản của mẹ vợ và bị cáo không rút tiền mặt.

Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại 12 tỉ đồng cho phía doanh nghiệp, cho vay 10 tỉ đồng, hơn 20 tỉ đồng dùng để đầu đầu tư vào đất đai, sửa chữa nhà cửa; số tiền còn lại sử dụng chi tiêu cá nhân.

Trong phần xét hỏi ngày 12-7, bị cáo Kiên thừa nhận đã nhận hối lộ tổng số tiền là 42 tỉ đồng như cáo trạng quy kết. Bị cáo Kiên cũng khai số tiền này bị cáo sử dụng, không đưa cho ai khác.

Tuy nhiên, bị cáo không thừa nhận việc quát tháo, ép đưa tiền như các bị cáo doanh nghiệp khai. ''Bị cáo không yêu cầu DN đưa tiền, không ra giá chuyến bay; mức chi, hình thức chi đều do DN chủ động đề xuất. Nhiều DN chủ động đến gặp bị cáo và đến gặp sau khi Bộ Y tế cấp phép chuyến bay mà không gặp trở ngại nào'' – Phạm Trung Kiên khai.

Trong vụ án này, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9-2020 đến tháng 12-2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỉ đồng.

23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226,7 tỉ đồng; 4 bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn 74,4 tỉ đồng và 2 bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 24,5 tỉ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ án ”chuyến bay giải cứu”: Nữ cục trưởng bất ngờ thừa nhận tội trạng, tác động gia đình khắc phục 900 triệu đồng

Ở giai đoạn điều tra, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao - Nguyễn Thị Hương Lan không hợp tác, làm khó cơ quan điều tra. Tại phần khai báo trước tòa hôm nay, nữ bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BÙI TRANG ([Tên nguồn])
Vụ án "chuyến bay giải cứu" Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN