Vì sao xét xử kín ông Nguyễn Hữu Linh?

Không ít người nghĩ xét xử kín là “bênh” ông Nguyễn Hữu Linh nhưng thực chất việc này là để bảo vệ cho phía người bị hại.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, thẩm phán Nguyễn Hải Nam (Phó Chánh án TAND quận 4, TP.HCM, chủ tọa phiên tòa) cho biết ngày 25-6 tới, TAND quận 4 sẽ xét xử kín ông Nguyễn Hữu Linh (nguyên phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng) về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Đặc biệt gia đình người bị hại đã có đơn gửi tòa án xin được xét xử vắng mặt và từ chối luật sư (ls) mà tòa đã chỉ định để bảo vệ mình. Vậy việc tòa quyết định xử kín là để bảo vệ ai và có ý nghĩa gì?

Xử kín là bảo vệ bị hại

Ông Nguyễn Hữu Linh bị truy tố theo khoản 1 Điều 146 BLHS 2015 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với mức án cao nhất là ba năm tù. Theo thẩm phán Nam, vì bị hại là trẻ em nên tòa đã chỉ định LS bảo vệ cho bị hại. Nhưng trước phiên tòa, gia đình bị hại đã có đơn yêu cầu xử kín, yêu cầu được xét xử vắng mặt và từ chối LS.

Quá trình điều tra ông Linh thừa nhận sau khi uống bia và đi vào thang máy thì gặp bé gái dễ thương nên ôm hôn bé chứ không có mục đích để thỏa mãn tính dục. Gia đình cháu bé thì đề nghị không xử lý hình sự ông Linh vì ông này đã gặp gỡ, xin lỗi gia đình.

Các chuyên gia đều cho rằng việc xét xử kín vụ án là đúng luật, nhằm bảo vệ tốt nhất cho gia đình bị hại, tránh sự ảnh hưởng về tâm lý cho cháu bé sau này.

Theo ThS Đinh Văn Đoàn (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), với tội danh ông Linh bị truy tố, tòa án hoàn toàn có thể xét xử kín, cơ sở pháp lý là Điều 25 và Điều 423 BLTTHS. Các điều luật này quy định để bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật đời tư của bị hại là người dưới 18 tuổi tòa án có thể quyết định xét xử kín. Cạnh đó, Điều 292 BLTTHS cũng cho phép tòa án có thể xét xử vắng mặt bị hại nếu sự vắng mặt này không làm ảnh hưởng đến việc xét xử. Vì vậy, việc xét xử kín của TAND quận 4 là phù hợp với các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với bị hại là trẻ em tòa có quyền chỉ định LS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Tuy nhiên, trong vụ án này gia đình người bị hại có đơn tự nguyện từ chối LS thì cũng không trái với nguyên tắc luật định, nếu họ thấy không cần thiết phải bảo vệ.

Vì sao xét xử kín ông Nguyễn Hữu Linh? - 1

Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh trong thang máy được camera ghi lại. (Ảnh cắt từ clip)

Không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử

Có ý kiến rằng gia đình bị hại từng đề nghị không xử lý hình sự ông Linh nhưng lại không đến tòa thì giả sử có những tình tiết chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn thì tòa có thể quyết định được không? Ngoài ra, gia đình bị hại có đơn xin vắng mặt tại tòa,vậy không ai biết mặt họ thì tòa có cần thiết phải xét xử kín?

Tuy nhiên, theo một thẩm phán chuyên xử hình sự tại TP.HCM, theo nguyên tắc trách nhiệm chứng minh ông Linh có phạm tội hay không thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, chứ không phụ thuộc vào ý kiến của phía bị hại. Tức là dù có mâu thuẫn chứng cứ thì không nhất thiết phải bắt buộc có đại diện bị hại đến tòa thì tòa mới xét xử được. Tòa vẫn có thể đánh giá,  xem xét những chứng cứ để kết tội hoặc nếu thấy chưa ổn thì có quyền trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung các vấn đề liên quan.

Cạnh đó, dù cháu bé và cha mẹ không đến tòa nhưng nếu xét xử công khai, người dân hiếu kỳ đến dự tòa, rồi báo chí tường thuật quá trình xét xử sẽ ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và tâm lý của bị hại. Phía bị hại sẽ nhận áp lực từ dư luận, ảnh hưởng đến cuộc sống và quá trình phát triển bình thường của trẻ. Do đó, việc tòa quyết định xét xử kín là phù hợp và không ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng tại tòa.

Còn theo ThS Võ Văn Tài (giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM), gia đình người bị hại có chấp nhận sự trợ giúp của LS hay không là quyền của họ. Trong vụ án này điều cần chứng minh là có hay không hành vi phạm tội của người bị truy tố, còn việc có hay không LS bảo vệ cho bị hại không phải là vấn đề cốt lõi.

Mặt khác trong quá trình điều tra, việc lấy lời khai của cháu bé và đại diện hợp pháp của cháu đã diễn ra, vì vậy nếu không dự phiên tòa thì HĐXX sẽ công bố lời khai ấy để phục vụ việc xét xử. “Nếu trong hồ sơ đã thể hiện, điều tra rõ hành vi của bị cáo thì cũng không bắt buộc phía bị hại phải có mặt trong phiên tòa. Sự có mặt có khi lại bị tác dụng ngược vì sẽ không tốt cho tâm lý của cả đứa trẻ và gia đình sau này” - ThS Tài nói.

Tòa từng trả hồ sơ cho VKS

Trước khi lên lịch xét xử vụ án, TAND quận 4 từng trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp, yêu cầu điều tra bổ sung theo đề nghị của LS Trần Bá Học (người bào chữa cho ông Linh).

Tuy nhiên, sau khi nhận hồ sơ, VKSND quận 4 đã trả lại cho tòa ngay vì cho rằng hành vi của ông Linh đã rõ và đủ căn cứ truy tố. Vụ này ông Linh bị VKS truy tố theo khoản 1 Điều 146 BLHS 2015, có hình phạt cao nhất đến ba năm tù. 

Ấn định ngày xét xử Nguyễn Hữu Linh, phiên tòa sẽ xử kín

Sáng 14/6, TAND quận 4 (TP.HCM) cho biết, tòa đã ấn định lịch xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Linh về tội “Dâm ô với người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.CHUNG - N.NGA ([Tên nguồn])
Cựu Viện phó VKS sàm sỡ bé gái trong thang máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN