Vệ tinh Triều Tiên có thể đã "chết"

Theo một nhà vật lý thiên văn Mỹ chuyên giám sát các chuyến bay vũ trụ thì chiếc vệ tinh Kwangmyongsong-3 mà Triều Tiên phóng tuần trước dường như đã “chết” vì chưa có tín hiệu nào thu được.

Mỹ và các quốc gia đồng minh châu Á thừa nhận, thứ Tư tuần trước (12/12) Triều Tiên đã phóng thành công vệ tinh lên Quỹ đạo mà nước này tuyên bố là để quan trắc Trái Đất và phát đi những bài hát yêu nước. 

Tuy nhiên, nhà khoa học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho rằng, dù Kwangmyongsong-3 đã ở trên Quỹ đạo nhưng chưa có bài hát nào được nghe thấy.

“Theo những gì chúng tôi biết, vệ tinh đang không hoạt động. Nó chắn chắn đã ở đó và đang quay nhưng có vẻ như hoạt động không tốt”, ông McDowell nói.
 
McDowell nói rằng hiện chưa rõ liệu vệ tinh Kwangmyongsong-3 có làm việc ngay không và vẫn có khả năng nó đang truyền tín hiệu nhưng quá yếu không thể phát hiện được.

Hôm thứ Hai, trang thương mại www.n2yo.com đã dò được vệ tinh Kwangmyongsong-3 đang bay ở độ cao cách Trái Đất ít nhất 505 km, phù hợp với những tuyên bố trước đây của Triều Tiên. 

“Thật khó tính toán chắc chắn nhưng nói chung, một vệ tinh ở độ cao đó sẽ hoạt động tại đây trong vòng vài năm”, McDowell cho biết.

Vệ tinh Triều Tiên có thể đã "chết" - 1

Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 rời bệ phóng ở huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan ngày 12/12/2012

Tuần trước, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một nhà khoa học nước này nói rằng công nghệ vệ tinh là “hoàn hảo” và Kwangmyongsong-3 đang phát đi các bài hát ca ngợi lãnh tụ Kim Nhật Thành và cố Chủ tịch Kim Jong-Il.

Vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm 1 năm ngày mất của nhà lãnh đạo Kim Jong-Il và là nỗ lực thứ hai trong năm 2012 của Bình Nhưỡng sau thất bại từ vụ phóng tháng 4 vừa qua. Sự kiện này đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc coi đây là bình phong để Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Phạm (Theo AFP) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN