Vắng 101 người, toà xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang vẫn tiếp tục

Phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang được mở lại sáng nay 14-10 sau khi bị hoãn, gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập.

Sáng nay 14-10, TAND tỉnh Hà Giang dự kiến mở lại phiên xử sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, tại địa phương này, sau khi phải hoãn vì lý do có quá nhiều người liên quan được triệu tập nhưng không đến trong phiên toà ngày 18-9.

Phiên toà lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

Theo ghi nhận, từ 7 giờ sáng, an ninh được thắt chặt xung quanh TAND tỉnh Hà Giang, nơi diễn ra phiên tòa. Rất đông phóng viên, báo chí quan tâm đến từ sớm để đưa tin về phiên tòa.

Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang Vũ Văn Sử được triệu tập đến phiên tòa

Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang Vũ Văn Sử được triệu tập đến phiên tòa

Nhiều người che mặt, tránh ống kính phóng viên khi đến phiên tòa

Nhiều người che mặt, tránh ống kính phóng viên khi đến phiên tòa

Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang

Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang

Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang

Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hoài đến tòa

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hoài đến tòa

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Vũ Trọng Lương đến tòa

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Vũ Trọng Lương đến tòa

Các bị cáo tại phiên toà sáng nay 14-10

Các bị cáo tại phiên toà sáng nay 14-10

Video quang cảnh phiên toà

Video quang cảnh phiên toà

Luật sư Hoàng Văn Hướng cùng 2 Luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho bị can Triệu Thị Chính

Luật sư Hoàng Văn Hướng cùng 2 Luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho bị can Triệu Thị Chính

Toà triệu tập 178 người, tuy nhiên chỉ có 86 người có mặt, vắng 101 người, trong đó có 19 trường hợp vắng mặt có lý do. Thẩm phán Vương Thị Thu Hà, Phó chánh toà hình sự, chủ tọa phiên tòa, cho biết sau khi thảo luận, xét thấy sự vắng mặt của những người làm chứng không gây ảnh hưởng đến phiên toà nên sẽ tiếp tục phiên toà xét xử.

Trong phần kiểm tra căn cước những người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Thư ký phiên tòa cho biết có nhiều người có đơn xin vắng mặt. Trong số đó có bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang (bà Phạm Thị Hà là vợ của ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương). Bà Hà được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng và đã có đơn xin xét xử vắng mặt.

Trước đó, tại phiên toà ngày 18-9, TAND tỉnh Hà Giang đã gửi giấy triệu tập 176 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, có tới 60 người vắng mặt có lý do, 62 người vắng mặt không lý do.

Các bị cáo tại phiên toà xét xử sơ thẩm ngày 18-9

Các bị cáo tại phiên toà xét xử sơ thẩm ngày 18-9

Ngoài ra, HĐXX tại phiên toà ngày 18-9 đã đồng ý triệu tập thêm 2 người làm chứng là bà Vũ Thị Kim Chung, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Giang, và bà Tống Thị Phương, cô ruột của bị cáo Vũ Trọng Lương.

Trước đó, VKSND tỉnh Hà Giang đã truy tố 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 xảy tại tỉnh này về các tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

Các bị cáo này gồm: Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự.

Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", quy định tại điều 358 Bộ luật hình sự.

Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang; và Lê Thị Dung, nguyên phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", quy định tại điều 366 Bộ luật hình sự.

Các cơ quan tố tụng xác định 5 bị cáo nêu trên đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thực hiện hành vi sửa bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh. Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn, người thấp nhất 2,2 điểm đối với 1 môn.

Ngày 15-7-2019, TAND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để yêu cầu điều tra bổ sung. Viện kiểm sát sau đó ra cáo trạng xác định các bị cáo đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để thực hiện hành vi sửa bài thi, nâng điểm cho 107 thí sinh.

Theo cáo trạng, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Hoài đã bàn bạc và thống nhất với Lương việc sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh.

Mặc dù Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi của thí sinh nhưng đã đưa danh sách 93 thí sinh cho Lương để sửa chữa, nâng điểm. Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh. Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm.

Còn Phạm Văn Khuông đã nhờ Hoài nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Kết quả là con trai của Khuông được nâng 13,3 điểm 3 môn thi trắc nghiệm.

Triệu Thị Chính được xác định đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.

Cơ quan điều tra xác định giữa Chính và Hoài đã thống nhất số điểm cần nâng, nhưng vì lý do khách quan nên Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm.

Ngoài ra, Lê Thị Dung đã nhờ Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh.

Cáo trạng của VKS trước đó nêu rõ: "Hành vi phạm tội của các bị can nói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, không còn sự công bằng trong xã hội…".

Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, hóa và lý. Thí sinh được nâng ít nhất 2,2 điểm với 1 môn.

Cơ quan điều tra cũng lấy lời khai của phụ huynh, người liên quan đến 99/107 thí sinh, có 41 người khẳng định đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương nâng điểm cho con, cháu họ.

Đáng chú ý, cáo trạng cũng xác định không có gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đều khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân.

Xét xử vụ gian lận điểm thi Hà Giang: Làm rõ 'lão phật gia' nhờ nâng điểm là ai?

Phiên sơ thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang diễn ra sáng nay (14/10), dư luận đặc biệt quan tâm việc liệu tòa có làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh ([Tên nguồn])
Gian lận thi cử ở Hà Giang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN