Tại sao dân gian có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp”?

Con trâu là thứ tài sản rất quý giá với người xưa, nó được xếp trên cả việc cưới vợ, làm nhà.

Con trâu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân từ xưa đến nay. Ảnh minh họa Hà Phương/TPO.

Con trâu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân từ xưa đến nay. Ảnh minh họa Hà Phương/TPO.

Từ xa xưa, khi nền văn minh lúa nước phát triển thì người Việt đã sớm học hỏi, phát triển và vận dụng vào đời sống. Khi ấy, dụng cụ lao động còn thô sơ, sử dụng sức người là chính. Sau đó, con người đã thuần hóa con trâu sử dụng vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động.

Hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau”, hay “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”… đã trở nên quá đỗi thân thương đối với người dân ngày xưa. Con trâu không chỉ phục vụ việc đồng áng mà nó còn có giá trị kinh tế lớn vì thế nó được coi như “đầu cơ nghiệp”.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ, với người xưa, 3 việc trọng đại của người đàn ông là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Việc tậu trâu còn đứng trước cả cưới vợ và làm nhà, chứng tỏ rằng con trâu có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống.

“Để tậu trâu được là không hề đơn giản, hoặc là phải tự mình làm lụng, chắt bóp ...  còn nếu không cũng phải là con nhà có điều kiện tầm trung nông lớp trên mới có thể tậu trâu.

Ngoài ra, con trâu là sức kéo tốt phục vụ nông nghiệp và tham gia mọi lao động cho nhà nông như: cày, bừa, kéo xe, kéo sản phẩm, kéo gỗ, kéo tre ép mật.... Nó còn là tài sản lớn để dành, có khả năng sinh sản có lãi...

Muốn dựng cơ nghiệp thì tốt nhất là phải có vốn vững và có sức lực lao động. Có con trâu trong tay là một khởi nghiệp chắc nhất”, ông Vĩ phân tích.

Ông Vĩ nói thêm, con chó cũng rất quan trọng, gà cũng quan trọng… Tuy nhiên, người ta không chọn con chó, con gà là “đầu cơ nghiệp” bởi vì, con chó không kéo được xe, không cày được ruộng; con gà tích lũy được ít tiền … Tất cả những cái đó là tư tưởng của nông điền ngày xưa, họ coi những thứ đó là quan trọng nhất nên chọn “con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Giáo sư Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết thêm, ngày xưa khi nên văn minh lúa nước phát triển, con trâu là con vật chủ lực trong nông nghiệp. Nó giúp con người bớt sự vất vả mà năng suất lao động lại tăng lên.

Bên cạnh đó, con trâu còn đi vào tục lệ của người xưa. Đối với dân đồng bằng, con trâu gắn với nông nghiệp; còn đối với dân miền biển, con trâu gắn với nước và thủy triều, bởi người xưa coi 2 sừng trâu tượng trưng cho mặt trăng lưỡi liềm, mà mặt trăng lại có liên quan mật thiết với thủy triều. Người dân miền biển xưa còn có tục dùng trâu để cúng thủy thần…

Tuy nhiên, ông Biền cho rằng, con trâu có vai trò của nó trong lịch sử, còn hiện tại, trâu chỉ có giá trị kinh tế.  

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện ít biết về bát chiết yêu “thần thánh” không thể thiếu trong mâm cỗ Tết xưa

Những chiếc bát chiết yêu là vật dụng đựng thức ăn không thể thiếu trên mâm cơm xưa, nhất là mâm cỗ ngày Tết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN