Rước “Vua, Chúa sống” náo nhiệt cả một vùng quê ngoại thành Hà Nội

Sự kiện: Lễ hội

Màn rước kiệu “Vua, Chúa sống" trên đường làng thu hút sự quan tâm của người dân làng Thụy Lôi (Đông Anh, Hà Nội) và du khách thập phương ở Lễ hội đền Sái.

Từ sáng sớm nay 20/2 (tức 11 tháng Giêng), sân làng đình Thụy Lôi đã chật cứng người, 8h45 đoàn rước bắt đầu di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái. Thời gian rước mỗi lượt khoảng 1,5 tiếng với quãng đường khoảng 2km. Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước "Vua", "Chúa" giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Từ sáng sớm nay 20/2 (tức 11 tháng Giêng), sân làng đình Thụy Lôi đã chật cứng người, 8h45 đoàn rước bắt đầu di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái. Thời gian rước mỗi lượt khoảng 1,5 tiếng với quãng đường khoảng 2km. Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước "Vua", "Chúa" giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

 Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách kĩ càng. Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông trên 55 tuổi. Năm nay, cụ Lê Vĩnh Lô, 76 tuổi, được chọn làm “Chúa”.

 Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách kĩ càng. Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông trên 55 tuổi. Năm nay, cụ Lê Vĩnh Lô, 76 tuổi, được chọn làm “Chúa”.

Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Năm nay, cụ Trần Tiến Tĩnh, 72 tuổi được chọn đóng “Vua”.

Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Năm nay, cụ Trần Tiến Tĩnh, 72 tuổi được chọn đóng “Vua”.

Kiệu "Chúa', kiệu "Vua" được hàng chục thanh niên là con cháu trong dòng họ cụ Tĩnh và cụ Lô thay phiên nhau đỡ. Trong khi trai tráng tung kiệu, “Chúa” ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động không khí.

Kiệu "Chúa', kiệu "Vua" được hàng chục thanh niên là con cháu trong dòng họ cụ Tĩnh và cụ Lô thay phiên nhau đỡ. Trong khi trai tráng tung kiệu, “Chúa” ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động không khí.

Theo tích xưa, kiệu chúa Thanh Giang Sứ đi đầu để dẹp loạn nên khi người làng tổ chức rước kiệu cũng mô phỏng cảnh tương tự. Đi được khoảng 100m, đoàn rước lại dừng lại để tung kiệu "Chúa" lên, hàng trăm người thấy vậy cũng hò reo theo.

Theo tích xưa, kiệu chúa Thanh Giang Sứ đi đầu để dẹp loạn nên khi người làng tổ chức rước kiệu cũng mô phỏng cảnh tương tự. Đi được khoảng 100m, đoàn rước lại dừng lại để tung kiệu "Chúa" lên, hàng trăm người thấy vậy cũng hò reo theo.

Rước “Vua, Chúa sống” náo nhiệt cả một vùng quê ngoại thành Hà Nội - 6

Sau vài lần tung kiệu, “Chúa” được thanh niên chỉnh trang mũ áo, gia cố dây buộc người với kiệu cho chắc chắn. Tuổi cao, thời gian ngồi trên kiệu lâu nên “ Chúa” phải uống nước lấy sức.

Sau vài lần tung kiệu, “Chúa” được thanh niên chỉnh trang mũ áo, gia cố dây buộc người với kiệu cho chắc chắn. Tuổi cao, thời gian ngồi trên kiệu lâu nên “ Chúa” phải uống nước lấy sức.

Rước “Vua, Chúa sống” náo nhiệt cả một vùng quê ngoại thành Hà Nội - 8

 Bên cạnh vai "Vua" và "Chúa", người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.

 Bên cạnh vai "Vua" và "Chúa", người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.

 Với các gia đình có người được chọn vào vai quan trọng hay làm lính cũng là một niềm tự hào lớn.

 Với các gia đình có người được chọn vào vai quan trọng hay làm lính cũng là một niềm tự hào lớn.

Không chỉ các thanh niên thay nhau khênh kiệu mà các cô gái cũng thay nhau rước kiệu lễ

Không chỉ các thanh niên thay nhau khênh kiệu mà các cô gái cũng thay nhau rước kiệu lễ

Rước “Vua, Chúa sống” náo nhiệt cả một vùng quê ngoại thành Hà Nội - 12

Du khách và người dân đứng kín hai bên đường làng đi theo đoàn rước, reo hò tưng bừng, chụp ảnh và thi nhau livestream hình ảnh “Vua, Chúa sống”.

Du khách và người dân đứng kín hai bên đường làng đi theo đoàn rước, reo hò tưng bừng, chụp ảnh và thi nhau livestream hình ảnh “Vua, Chúa sống”.

Nhiều người đi xe dọc theo mương nước, đối diện đoàn rước để theo xem toàn cảnh lễ hội.

Nhiều người đi xe dọc theo mương nước, đối diện đoàn rước để theo xem toàn cảnh lễ hội.

Rước “Vua, Chúa sống” náo nhiệt cả một vùng quê ngoại thành Hà Nội - 15

Sau khoảng 1,5 tiếng, đoàn rước đến trước cổng đền, khênh ngay kiệu "Chúa" vào trong, còn kiệu "Vua" và các "đại quan" được đưa về chùa. Đầu giờ chiều, sau nghi thức chém gà tinh, đoàn lại rước “Vua, Chúa sống” từ chùa Sái về đình làng.

Sau khoảng 1,5 tiếng, đoàn rước đến trước cổng đền, khênh ngay kiệu "Chúa" vào trong, còn kiệu "Vua" và các "đại quan" được đưa về chùa. Đầu giờ chiều, sau nghi thức chém gà tinh, đoàn lại rước “Vua, Chúa sống” từ chùa Sái về đình làng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Anh ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN