Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Sự kiện: 24h vạn dặm

Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 1

Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam.

Đây vốn là khu vực cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Trước cách mạng tháng Tám 1945, quảng trường Ba Đình được gọi là quảng trường Tròn hay quảng trường Pugininer (tên của một linh mục người Pháp).

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn độc lập,” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 2

Cột cờ Hà Nội là một trong năm di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong quần thể khu di tích thành cổ.

Cột cờ cao 41 mét, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Cột cờ Hà Nội được quân Pháp dùng để làm đài quan sát. Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 3

Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít.

Thời Pháp thuộc, quảng trường có tên gọi là quảng trường Nhà hát Lớn bởi vị trí nằm ở mặt trước Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 4

Sáng 19/8/1945, rất đông người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã kéo về đây tạo ra cuộc mít tinh quy mô lớn. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 5

Ngày 19/8, dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, quần chúng nội - ngoại thành phố xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 6

Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại quảng trường thành phố, nhân dân Thủ đô đánh chiếm Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Lính bảo vệ phủ đã hạ vũ khí trước sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 7

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến.

Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ. Sau năm 1954, Bắc Bộ Phủ được tu sửa lại và hiện nay, tòa nhà được sử dụng làm Nhà khách Chính phủ (tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền, Hà Nội).

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 8

Ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo là một di tích quan trọng trong chuỗi di tích Cách mạng ở Hà Nội, thuộc phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong Cách mạng tháng Tám 1945, ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo là trụ sở Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 9

Sáng 18/8/1945, Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội đã họp phiên đầu tiên tại đây. Tại cuộc họp, Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội nhận thấy cần phải khẩn trương chớp thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền và đối phó với quân Nhật.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 10

Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm. Tòa nhà này, ngày nay là trụ sở Công an quân Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi).

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 11

Trại Bảo an binh ở Hà Nội là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 12

Từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí T.Ư Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 13

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945. Tại đây, Hồ Chủ tịch đã làm việc với các cán bộ cách mạng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhìn lại những địa chỉ đỏ của Thủ đô gắn liền với Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 - 14

Tháng 8/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An.

Nguồn: [Link nguồn]

Tháp Rùa và những di tích lịch sử, công trình kiến trúc nổi tiếng gắn liền với quận Hoàn Kiếm

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có rất nhiều công trình, di tích lịch sử có tuổi đời lâu năm. Mỗi công trình kiến trúc đều mang trong mình những yếu tố thẩm mỹ nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Trọng Tùng ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN