"Người cây" ở Ninh Bình không phải trường hợp đầu tiên ở Việt Nam?

Theo bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương, trước anh Sơn, năm 2006, bệnh viện từng điều trị và có báo cáo về một ca bệnh "người cây" tương tự.

Anh Sơn mang theo căn bệnh người cây 40 năm nay

Anh Sơn mang theo căn bệnh người cây 40 năm nay

Vừa qua, thông tin anh Nguyễn Văn Sơn (48 tuổi, ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) được phát hiện mắc bệnh "người cây" từ gần 10 năm trước đã xôn xao các phương tiện thông tin.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Dệt, mẹ anh Sơn cho biết, từ khi sinh ra anh đã yếu và ở trên lòng bàn chân xuất hiện mắt cá chân. Mắt cá chân trái lan sang chân phải. Ngày còn bé, anh Sơn đã phải đi chữa mắt cá. Đến năm 10 tuổi, vùng mắt cá ở lòng bàn chân bắt đầu xuất hiện những mụn cóc và dần xù xì ra, lúc đầu mềm sau đó cứng đơ lại.

Các mụn cóc chai sần, nứt nẻ khiến bàn tay và bàn chân của anh Sơn biến dạng, anh không thể tự mình đi lại hay ăn uống.

Anh Sơn không thể đi lại được vì đau. Mỗi lần đặt thử chân xuống đất là đau nhói đến thấu xương. Anh đi lại bằng đầu gối. Ngày mưa, ngày nắng, chạy bão cũng đi bằng đầu gối.

TS Lê Anh Tuấn – bác sĩ da liễu tại Hà Nội cho biết, theo y văn trên thế giới chỉ có 501 bệnh nhân và thêm trường hợp của anh Nguyễn Văn Sơn ở Việt Nam nâng số này lên 502 bệnh nhân trên toàn thế giới.

TS Tuấn cho biết việc điều trị bệnh "người cây" rất phức tạp. Hiện bác sĩ Tuấn đang làm các xét nghiệm gen và virus. Sau khi có kết quả sẽ áp dụng các liệu pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Trong khi đó, theo bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phong Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, trước anh Sơn, năm 2006, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu từng điều trị và có báo cáo về một ca bệnh "người cây" tương tự. Đó là một nam thanh niên ngoài 20 tuổi, đến bệnh viện khám với những mụn cóc chi chít ở lòng bàn tay, bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh “người cây” được xác định là virus HPV. Virus này có hơn 30 tuýp gây biểu hiện lâm sàng trên da nhưng có những tuýp có nguy cơ gây bệnh và làm hạn chế hệ miễn dịch ở cơ thể người.

Bệnh lý "người cây" là căn bệnh rối loạn da hiếm gặp và có yếu tố di truyền. Chúng tạo ra các tổn thương giống như mụn cóc, khô ráp như rễ cây trên cơ thể. Các tổn thương thường ở lòng bàn tay, chân, cổ và các vùng tiếp xúc với ánh sáng.

Dấu hiệu bệnh “người cây” lúc đầu tổn thương chỉ như dạng hạt cơm, mụn cóc, vảy sừng đen trên da, nhưng càng về sau, những mụn này sẽ phát triển và biến dạng trở nên khô ráp như vỏ cây khiến người bệnh đau đớn, nhìn giống như rễ cây bám vào. Với tổn thương này bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến ung thư da, đặc biệt là ung thư tế bào gai.

Ngoài sự đau đớn về thể chất, bệnh “người cây” còn khiến người bệnh mặc cảm với cơ thể và dần xa lánh xã hội. Tệ hơn, họ sẽ rơi vào chứng trầm cảm thay vì sự dày xéo từ cơn đau thể xác.

Với căn bệnh này hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân chỉ có thể can thiệp để loại bỏ khối dày sừng quá nhiều bằng một số phương pháp đốt điện, laser, phẫu thuật... nhưng cũng chỉ được một thời gian bệnh sẽ tái phát.

Ngoài ra, bệnh nhân đươc chỉ định sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ để giảm hiện tượng sừng hoá nhưng hiệu quả cũng rất thấp.

”Người cây” đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện sau 40 năm mang bệnh

Theo y văn trên thế giới chỉ có 501 bệnh nhân và thêm trường hợp của anh Nguyễn Văn Sơn ở Việt Nam nâng số này lên 502...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh lạ hiếm gặp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN