LHQ: 2/3 dân Triều Tiên chạy ăn từng bữa

Hơn 1/4 trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, và 2/3 dân trong tổng số 24 triệu người ở trong tình trạng “ăn bữa nay, lo bữa mai”, LHQ vừa cho biết.

Báo cáo của LHQ cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang phải đối mặt với khó khăn cực kỳ lớn trong nước.

Nhóm nghiên cứu của Văn phòng phối hợp nhân đạo của LHQ báo cáo từ Triều Tiên cho biết 2,8 triệu người Triều Tiên “thực sự cần trợ cấp lương thực thông thường trong bối cảnh tỷ lệ suy dinh dưỡng và an ninh lương thực đang ở mức báo động”.

LHQ: 2/3 dân Triều Tiên chạy ăn từng bữa - 1

Một nhóm phụ nữ vác xẻng đi làm ở khu ngoại ô Bình Nhưỡng. (Nguồn: Time)

Báo cáo không đề cập trực tiếp đến những đe dọa gần đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc hay tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ, cũng như việc Bình Nhưỡng tuyên bố từ bỏ hiệp định đình chiến.

Báo cáo cho rằng việc trợ giúp nhân đạo nên trung lập và “không liên quân tới các diễn biến chính trị”. 

“Thuốc và các đồ dùng cần thiết không được cung cấp đầy đủ; hệ thống nước và sưởi ấm cần được sửa chữa, hệ thống cơ sở vật chất trường học và cao đẳng, đại học đang xuống cấp nhanh chóng”, báo cáo nói.

Với ít diện tích đất canh tác, khí hậu khắc nghiệp và thiếu năng lượng, công cụ, Triều Tiên nhiều thập kỷ nay vẫn chật vật nuôi sống 24 triệu người. Từ hồi lên nắm quyền vào tháng 12/2011, nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un cam kết sẽ ưu tiên cải thiện nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của Triều Tiên.

Cuối năm ngoái, nhóm điều tra của LHQ đến thăm 9 tỉnh kinh tế nông nghiệp của Triều Tiên trong thời gian thu hoạch vụ mùa chính. Họ ước tính Triều Tiên phải cần thêm 507.000 tấn ngũ cốc để đáp ứng nhu cầu lương thực cơ bản trong năm 2013.

Báo cáo của LHQ đề xuất nông dân Triều Tiên nên được phép bán hoặc trao đổi lương thực dư thừa trên thị trường, thay vì nộp cho nhà nước. Điều đó sẽ khuyến khích nông dân thúc đẩy sản xuất.

Cuộc khảo sát cũng nói rằng có nhiều lý do khác khiến tình trạng suy dinh dưỡng ở Triều Tiên kéo dài: Thiếu trầm trọng máy kéo, máy kéo lạc hậu và thiếu nhiên liệu, linh kiện và lốp trọng để vận hành máy kéo.

Nông nghiệp là mạch máu của nền kinh tế Triều Tiên, đóng góp 1/4  cho nền kinh tế quốc dân và 1/3 dân số làm nghề nông. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở miền bắc vẫn dựa vào sức kéo của bò và lao động chân tay. Nguồn trợ giúp lương thực từ bên ngoài giúp bù đắp khoản lương thực thiếu hụt.

Triều Tiên gặp phải nạn đói trầm trọng vào giữa và cuối những năm 1990.

Từ năm 1945, nền kinh tế trên bán đảo Triều Tiên đã bị phân chia rõ rệt, khi miền bắc phát triển công nghiệp mạnh hơn nhưng lại có đất đai cằn cỗi, trong khi miền nam có nhiều mỏ than và sắt, cùng với đất đai phì nhiêu màu mỡ. Nền kinh tế bị cách biệt và hạn chế của bắc Triều Tiên từ sau cuộc nội chiến gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Quỳnh (theo AP) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN