Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội

Chùa Bà (Bình Dương) với lễ hội Rằm tháng Giêng được tổ chức hằng năm thu hút rất đông khách hành hương.

Chùa Bà tọa lạc tại trung tâm thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thời điểm này, hàng nghìn lượt khách đang đổ về đây để dâng hương. Điểm nổi bật nhất của lễ hội năm nay là không còn cảnh buôn bán, níu kéo khách hành hương trong khuôn viên chùa, cũng không thấy bóng dáng của sư giả đi khất thực, và người ăn xin ngồi trước cổng chùa như mọi năm.

Chị Hằng - một khách hành hương từ Đồng Nai đến cho biết: “Năm nay đi chùa thật thoải mái, không thấy tình trạng níu kéo của những người bán nhang đèn, vé số lộng hành nữa. Năm nào tôi cũng cùng gia đình từ đi từ Đồng Nai lên đây để cúng chùa với hi vọng năm mới gia đình được bình an, gặp nhiều may mắn”.

Để chấn chỉnh mỹ quan cho lễ hội tại chùa Bà năm nay, Ban tổ chức lễ hội đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác an ninh, tổ chức sắp xếp việc kinh doanh ngoài cổng chùa. Hoa quả, đồ cúng cũng được niêm yết giá để tránh trường hợp chặt chém khách hành hương như mọi năm.

Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thủ Dầu Một cử các chư tôn đức tại các tự viện trên địa bàn phối hợp với Ban chỉ đạo lễ hội chùa Bà tuần tra, kiểm tra tình trạng sư giả từ ngày mùng một đến hết ngày rằm tháng giêng. Vấn đề người ăn xin từ các nơi đổ về cũng được giải quyết bằng cách vận động và đưa họ về Trung tâm Bảo trợ xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Tuy đã có quy định về việc giữ xe đúng giá niêm yết (xe đạp: 2.000 đồng, xe máy: 5.000 đồng, xe ô tô từ 15.000 đến 30.000 đồng), nhưng thực tế nhiều điểm giữ xe vẫn thu quá quy định. Để lách luật, nhiều điểm giữ xe đã buộc khách phải gửi luôn mũ bảo hiểm với giá 5.000 đồng.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 1

Dòng người hành hương kéo về chùa Bà – Bình Dương ngày một đông.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 2

Trong khuôn viên chùa, người dân thành tâm khấn vái, không còn cảnh mất trật tự do người bán vé số, bán nhang đèn, ăn xin… như mọi năm.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 3

Nhưng trước cổng chùa, đội quân hùng hậu bán nhang, đèn và hoa lễ luôn túc trực để “đón” khách.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 4

Bên trong chùa, khói nhang nghi ngút, người dân chen nhau lễ Phật.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 5

Người dân viết tên gia đình mình vào sổ “cầu an”.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 6

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 7

Nhiều bảo vệ được huy động để đảm bảo trật tự cho lễ hội. Trong khuôn viên chùa cũng  không còn cảnh buôn bán, níu kéo khách mua nhang đèn.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 8

Tất cả cây kiểng trong chùa đều bọc lưới phòng ngừa người dân hái lộc.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 9

Dù nhà chùa đã khuyến cáo người dân không nên đốt nhiều vàng mã, nhưng nhiều người vẫn đem rất nhiều vàng mã đến đốt.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 10

Những trường hợp khó khăn, người tàn tật bán vé số được Ban tổ chức kê sẵn bàn, ghế để họ ngoài bán thuận tiện, thứ tự không tranh giành khách.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 11

Chính quyền địa phương đã treo bảng niêm yết giá gửi xe để tránh trường hợp khách bị chặt chém.

Kiểu giữ xe "lạ" ở chùa Bà trước ngày mở hội - 12

Tuy nhiên, nhiều điểm trông giữ xe đã tự ý treo thêm tấm biển phụ với nội dung: “Nón treo trên xe, bỏ vô cốp xe là tính. Đem nón ra ngoài là không tính tiền. Xe 5000, nón 5000, tổng cộng 10.000 đồng. Đồng ý thì vô”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thế Yên ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN