Kẹt xe có thể gây bệnh tâm thần

Đó là một trong những bệnh lý gây ra bởi tình trạng kẹt xe kéo dài, theo nhiều nghiên cứu tổng hợp trên trang web cuộc sống thường ngày Buzzle.

Ô nhiễm âm thanh, không khí từ kẹt xe

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của kẹt xe đối với não bộ con người đã cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng. Theo đó, đối tưởng bị ảnh hưởng là những người lái xe thường xuyên và những người sống ở các khu đô thị đông đúc hoặc gần với vùng bị ô nhiễm âm thanh và không khí gây ra bởi tắc nghẽn giao thông.

Kẹt xe có thể gây bệnh tâm thần - 1

 Ngoài các bệnh về thể chất thì ùn tắc giao thông còn có thể gây ra các bệnh liên quan tới tinh thần. (Ảnh minh họa: The Star)

Về sức khỏe thể chất, một loạt các bệnh có thể sẽ xuất hiện, từ cúm thông thường, ho và cảm lạnh, đến các bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh khác. Ở khía cạnh tâm thần, tiếng ồn và ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một người, như gây mệt mỏi và rối loạn trí não.

Đặc biệt, thông tin gây sốc nhất trong nghiên cứu là sự ô nhiễm không khí gây ra bởi ùn tắc giao thông có khả năng làm thay đổi DNA. Hay nói cách khác, nó sẽ gây nên các vấn đề về tâm thần và các bệnh lý di truyền mãi mãi cho các thế hệ sau. Ngược lại, ô nhiễm âm thanh từ ùn tắc giao thông có ảnh hưởng không đáng kể tới DNA.

Ảnh hưởng não bộ và DNA di truyền

Về cơ bản, các tác động của tắc nghẽn giao thông ảnh hưởng gần như toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các tác động của nó lên não bộ và DNA.

Kẹt xe có thể gây bệnh tâm thần - 2

Ùn tắc giao thông gây ô nhiễm âm thanh và không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. (Ảnh: Dương Thanh)

Các nhà khoa học ở Hà Lan đã rút ra kết luận: Tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi ùn tắc giao thông kéo dài trong khoảng 90 ngày đủ để làm thay đổi DNA của con người. Trong đó, mỗi 30 phút tiếp xúc với khói bụi được tạo ra từ tắc nghẽn giao thông sẽ dẫn đến sự gia tăng điện não. Điều này có thể làm thay đổi và suy thoái hành vi, nhân cách, gây căng thẳng, khiến con người đưa ra các quyết định sai lầm,...

Tương tự, những người già tiếp xúc với các nguy cơ nói trên sẽ dẫn tới các vấn đề về khả năng logic, lý luận cũng như khả năng ghi nhớ. Theo đó, khói, khí thải và các hạt trong các chất ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây viêm một số phần của não bộ và có thể dẫn đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

Với những người lớn thường xuyên phải cầm lái, tiếp xúc và hít phải khí carbon monoxide (CO) cũng có thể bị các vấn đề tâm lý. Khi hít khí CO, nó sẽ đi qua phổi và liên kết với hemoglobin (huyết sắc tố). Kết quả là làm giảm lượng oxy đến tim và não, do đó ảnh hưởng đáng kể các chức năng của não bộ và khả năng phản xạ của các thành phần khác trên cơ thể. Ngoài ra, mức độ căng thẳng, lo lắng và sợ hãi cũng gia tăng.

Một số triệu chứng khác liên quan tới thể chất bao gồm, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, tăng nhịp tim, đau đầu và buồn nôn.

Trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng

Ô nhiễm không khí hủy hoại đáng kể máu não, vỏ não và các tế bào thần kinh đệm, có thể gây rối loạn lâu dài ở mức độ nghiêm trọng. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí do tắc nghẽn giao thông cũng có xu hướng có tác động nghiêm trọng đến chỉ số IQ của trẻ nhỏ. Các phần tử carbon monoxide, sulfur dioxide và nitrogen dioxide được tìm thấy trong không khí ô nhiễm bởi ùn tắc giao thông, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh nói chung.

Trong số những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng thì thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có độ rủi ro cao hơn cả. Nguy cơ não trẻ bị ảnh hưởng cũng được quan sát thấy trong giai đoạn phát triển của bào thai và trong khi mang thai.

Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường Y Heather Volk, khảo sát các bà mẹ và trẻ em sống trong vòng 1.000 feet (hơn 300m) quanh đường cao tốc ở Los Angeles, Mỹ, đã cho thấy trẻ em đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tự kỷ gấp đôi người lớn.

Năm 1998, ông Frederica Perera ở Trung tâm Sức khỏe Môi trường Trẻ em - Đại học Columbia đã thực hiện một nghiên cứu với sự giúp đỡ của hàng trăm bà mẹ đang mang thai. Khi những đứa trẻ đủ 3 tuổi, trí lực tinh thần bắt đầu bị ảnh hưởng, phát triển chậm so với những đối tượng sống ở môi trường tốt hơn. Sự phát triển chậm này mặc dù rất nhỏ nhưng đó là những gì các nhà khoa học phát hiện được.

Trong 2 năm tiếp theo, những trẻ em này có điểm trung bình thấp hơn 4 điểm trong các bài kiểm tra trí thông minh. Khoảng 7 tuổi, trẻ phải chịu đựng sự lo lắng, trầm cảm và nhiều vấn đề mà khoa học lúc đó chưa giải thích được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Theo Buzzle) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN