"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố

Hoa quả thối từ các chợ đầu mối được bán cho cửa hàng cà phê giải khát với giá rẻ mạt. Sau đó, chủ quán phù phép để những miếng hoa quả dập thối thành các ly sinh tố bắt mắt, và có vẻ thơm ngon.

Hoa quả thối từ chợ vào quán

2 giờ sáng, tại chợ đầu mối Long Biên và Hoàng Mai (Hà Nội), hoa quả dập, thối được bày bán tràn lan ngay cổng ra vào. Quả dập, thối vứt cả ra lối đi. Người ta ngồi chễm trệ trên đống hoa quả để lựa.

Chợ đầu mối Long Biên vốn dĩ đã có tiếng “gai góc” trước những người cầm máy quay phim. Chúng tôi phải đi mua hoa quả trong 3 đêm trắng.

"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố - 1

Hoa quả thối vào tủ đá, thành nguyên liệu chế biến sinh tố

Chúng tôi mua chiếc hộp xốp, chia thành 2 ngăn, ngăn dưới khoét lỗ đặt ống kính máy quay hướng ra ngoài, ngăn trên cho một ít hoa quả để ngụy trang. Cứ thế bê đi bê lại.

2 giờ sáng. Xe tải từ khắp nơi đổ về chợ đầu mối Long Biên, Hoàng Mai. Sau đó được người kinh doanh đầu mối tại chợ Long Biên, Hoàng Mai mua lại. Tiếp đó những người kinh doanh ở các chợ Hà Nội đổ về.

Từ khi xuống xe, hoa quả phải trải qua sự lựa chọn nhiều lần. Lần thứ nhất của người kinh doanh tại chợ đầu mối Long Biên. Hoa quả được chia làm 3 loại, tốt, trung bình và loại dập, rơi vãi tại lối đi. Loại tốt và trung bình sẽ được chuyển về gian hàng qua các loại xe kéo và người bốc vác.

"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố - 2

Hoa quả dập thối, được bày bán tràn lan tại chợ đầu mối Long Biên

Mỗi xe tải loại 1,25 tấn chở hoa quả, sau khi bán hết hàng sẽ còn lại khoảng 10 đến 15kg loại dập thối. Loại hoa quả này, chủ vẫn trả công cho người bốc vác hoặc bán trực tiếp cho đầu nậu với giá bèo.

Một số khác do rơi vãi xuống lối đi tiếp tục được người bốc vác nhặt nhạnh cho vào thùng xốp và đưa tới quầy bán lại cho gian hàng chuyên bán hoa quả kém chất lượng.

Loại này sẽ được bán theo mớ, hoặc theo rổ, không phải cân kẹo gì. Có loại chỉ 50.000 đồng, có loại 70.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng/rổ (khoảng 7 đến 10kg).

Chị chủ quầy tên Lan bán cho tôi với giá 30.000 đồng/7kg xoài. Số xoài trên, tôi vừa bê ra đường Yên Phụ lập tức có khách “ăn” ngay với giá 50.000 đồng.

Trả tiền xong cho tôi, người phụ nữ rồ ga chạy về hướng đường Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm), lúc này khoảng 5h sáng ngày 2/10.

Chúng tôi bám theo vị khách về tới ngõ 265 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) chị ta vào một con hẻm rồi mất hút. 8h30, người phụ nữ từ con hẻm đi ra cùng chiếc xe máy treo rất nhiều túi ni lông. Chị đến gõ cửa các quán cà phê, sinh tố gần cổng trường học, điểm cuối cùng dừng lại phố Xã Đàn (Đống Đa).

Kết thúc hành trình đeo bám, chúng tôi trở lại các điểm mà người phụ nữ giao hàng để thưởng thức những ly sinh tố “thơm ngon” kia.

Hoa quả thối thành các ly sinh tố

Trở lại quán cà phê tại phố Xã Đàn, sau hồi tỉ tê thất nghiệp muốn xin việc, bà chủ Trần Thu H. đon đả đồng ý nhận tôi vào làm công việc pha chế đồ uống.

"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố - 3

Hoa quả dập thối, được lượm ở lối đi

Vài ngày sau tôi trở lại, chị H. không ngần ngại hướng dẫn cho tôi cách pha chế sinh tố, giá cả từng loại hoa quả. Chủ quán chỉ cho tôi 2 loại hoa quả để ở 2 ngăn khác nhau, một loại tươi và một loại kém chất lượng.

Chỉ xong chị Hoa dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong” tùy vào khách sang, thường quen biết hay lạ để pha chế sinh tố.

Những khách sang, sẽ lấy giá 35.000 đồng đến 40.000 đồng/ly tùy loại hoa quả, khách thường bán 15.000 đến 20.000 đồng/ly.

Chị H. lấy 1 miếng hoa quả to chừng bằng ngón tay cái trong ngăn đá ra cho vào cối xay sinh tố. Tiếp đó cho một ít sữa đặc, một ít nước tạo mùi, một ít đá lạnh rồi bật công tắc điện sau chừng 3 phút là cho ra một cốc sinh tố “thơm phức”. Chị H. nói, đây là hoa quả giá rẻ.

Tôi chỉ thấy lạ là tại sao, một, hai miếng quả cộng với ít sữa, nước tạo mùi lại cho ra một ly sinh tố “thơm phức”.

Đối với khách sang, quen, sinh tố sẽ được chế biến từ hoa quả tươi, khách thường và lạ sẽ được pha chế từ hoa quả để sẵn trong ngăn đá.

Tiếp đó chị H. hướng dẫn cho tôi nhập các loại hoa quả với giá khác nhau. Chị Hoa nói, giá cam sành từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, mãng cầu 70.000 đồng/kg, xoài 35.000 đồng/kg.

Nếu chỉ chế biến các loại hoa quả tươi ngon thế này, mỗi kg chỉ xay được khoảng 2 đến 3 ly sinh tố, 1 kg cam vắt được khoảng 3 ly, tương tự đối với mãng cầu khi bỏ vỏ hạt 1kg sau khi xay sinh tố chỉ còn lại chừng 2 đến 3 ly. Xoài sau khi bỏ vỏ, hạt 1kg xay sinh tố chỉ còn lại 2 ly.

Nếu pha chế hoa quả xịn thì sẽ phải lấy giá cao, mà lấy giá cao thì khách sợ không dám đến.

Những loại hoa quả này chỉ cung cấp cho những quán sang trọng với giá từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/ ly mới có lãi, trong khi các quán sinh tố vỉa hè chỉ bán với giá 15.000 đồng tới 20.000 đồng.

Nói rồi chị H. lấy 1 miếng hoa quả to chừng bằng ngón tay cái trong ngăn đá ra cho vào cối xay sinh tố. Tiếp đó cho một ít sữa đặc, một ít nước tạo mùi, một ít đá lạnh rồi bật công tắc điện sau chừng 3 phút là cho ra một cốc sinh tố “thơm phức”. Chị Hoa nói, đây là hoa quả giá rẻ.

Tôi chỉ thấy lạ là tại sao, một, hai miếng quả cộng với ít sữa, nước tạo mùi lại cho ra một ly sinh tố “thơm phức”.

Phóng viên thành... trái bóng


Sau khi thâm nhập đầu mối bán hoa quả dập, thối cho tới khi thành cốc sinh tố đặt trên bàn cho khách, chúng tôi tìm đến cơ quan chức năng để tìm lời giải đáp.

"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố - 4

Những loại hoa quả vứt dưới gầm xe này sẽ được nhặt nhạnh và bán với giá bèo

Tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP - Bộ Y tế), bà Trần Thị Lựu, chuyên viên Phòng Truyền thông của Cục đề nghị phóng viên để lại giấy giới thiệu để báo cáo với lãnh đạo rồi trả lời bằng văn bản.

Cuối giờ chiều PV được bà Trần Thị Lựu truyền đạt lại nội dung của lãnh đạo Cục ATVSTP rằng: “Hoa quả dập, thối, theo quy định là bên Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý".

Tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản. Ông Tiệp cho rằng vấn đề hoa quả dập, thối thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) quản lý.

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật. Ông Hồng cho hay, chúng tôi chỉ quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, còn quản lý chung thì còn liên quan đến nhiều ngành.

Ví dụ về nhãn mác, lưu thông trên thị trường thuộc về bên Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương). "Chúng tôi quản lý trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu về tới các địa phương".

ông Hồng nói - "Hoa quả về tới chợ là do Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) quản lý. Về tới chợ, tới hàng người ta bán, bảo quản, chế biến không tốt là do Cục ATVSTP (Bộ Y tế) quản lý".

Ông Hồng cho biết thêm, khi kiểm tra liên ngành, việc này không chỉ 3 Bộ mà còn kết hợp cả với công an.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN