Hà Nội: Người dân còn chủ quan với sốt xuất huyết

“Chúng tôi có 30 tỷ đồng cho phòng chống dịch. Nếu dịch có diễn biến phức tạp, Hà Nội sẽ bổ sung 14 tỷ đồng”, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho hay.

Trước tình hình diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, qua theo dõi 20 năm nay, ông thấy đỉnh dịch sốt xuất huyết thường rơi vào tháng 9, 10, 11. Do thời tiết rất thuận lợi cho muỗi phát triển và cũng là thời điểm học sinh tựu trường nên dịch dễ bùng phát.

“Trong tháng 9, tháng 10 là phù hợp với tình hình dịch tễ nói chung của Hà Nội, chứ chưa có gì bất thường. Tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát”, ông Cảm nói.

Hà Nội: Người dân còn chủ quan với sốt xuất huyết - 1

Người dân cũng nên chủ động đến các cơ sở y tế sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên để được khám, điều trị sớm nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong.

Ông Cảm thông tin: Chúng tôi có 30 tỉ đồng cho phòng chống dịch. Chống dịch cũng là phòng, đó là điều mà Hà Nội rất chủ động. Khi dịch diễn biến phức tạp thì Hà Nội bổ sung 14 tỉ đồng cho phòng chống dịch. Việc đáp ứng nguồn lực tương đối kịp thời. Hiện nay chúng tôi vẫn kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

Tuy nhiên, khó khăn trong phòng dịch hiện nay là người dân còn chủ quan, lơ là, thấy mình chưa mắc dịch nên nghĩ dịch còn ở đâu đó. Để khắc phục tình trạng này Trung tâm Y tế dự phòng đã tham mưu cho UBND các quận, huyện, 564 xã phường trên địa bàn biện pháp phòng dịch. Tuy vậy, hiện nhiều hộ dân còn đi vắng thường xuyên dẫn tới việc cán bộ y tế khó tiếp cận để phổ biến biện pháp chống dịch và phun thuốc phòng dịch gặp khó khăn.

Hiện nay, Hà Nội hiện có hơn 3.000 trường hợp mắc SXH song điều đáng mừng là đến thời điểm này chưa có trường hợp bệnh nhân SXH tử vong. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã có biện pháp phòng chống dịch.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng có nhiều cơ sở y tế có thể tiếp nhận, điều trị bệnh nhân SXH. Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân không phải trường hợp nặng mà có thể điều trị tại tuyến dưới (khoảng 50% bệnh nhân SXH có thể điều trị tại tuyến dưới với sự giám sát của nhân viên y tế).

“Tôi cũng khuyến cáo người dân khi mắc SXH không nên đến ngay các cơ sở tuyến Trung ương mà hoàn toàn có thể điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội như Thanh Nhàn, Xanh Pôn…”, ông Cảm nói.

Đặc biệt, để phòng dịch hiệu quả, người dân nên loại trừ các ổ chứa bọ gậy sốt xuất huyết như: Lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, đậy kín nắp các bể đựng nước sinh hoạt, thường xuyên thay rửa nước trong các bình bông (lọ hoa)… Người dân cũng nên chủ động đến các cơ sở y tế sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên để được khám, điều trị sớm nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN