Giám đốc Công an Hà Nội, TP HCM có thể mang hàm Trung tướng

Sự kiện: Thời sự

Theo dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức Giám đốc Công an TP Hà Nội, Giám đốc Công an TP HCM là Trung tướng.

Bộ Công an đang soạn thảo dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, trong đó: bổ sung 4 điều, sửa đổi, bổ sung 31 điều, bỏ 1 điều của Luật Công an nhân dân năm 2014.

Dự thảo sửa đổi quy định về thời hạn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân từ 3 năm xuống còn 2 năm; đồng thời quy định việc kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 6 tháng để phù hợp với Luật Nghĩa vụ quân sự và thực tiễn trong Công an nhân dân đối với một số trường hợp như sau:

a- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.

Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Tại dự thảo, đã bỏ khoản 2 Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2014. Do đó, không quy định về Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong Điều 18 về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân.

Như vậy, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có:

a- Bộ Công an;

b- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

d- Công an xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.

Quán triệt chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15-3-2018 của Bộ Chính trị, dự thảo Luật không quy định Công an xã là lực lượng bán chuyên trách; đồng thời, bổ sung một khoản vào Điều 18 dự thảo Luật với nội dung như sau: "Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy". Về tổ chức bộ máy sẽ được bố trí phù hợp với đặc điểm tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn xã, thị trấn.

Hiện nay, số đơn vị Công an xã, thị trấn đã được bố trí Công an chính quy là 1.065; số đơn vị Công an xã, thị trấn chưa được bố trí Công an chính quy còn 8.516. Như vậy, Bộ Công an sẽ điều động khoảng 25.000 Công an chính quy trong biên chế hiện có (không tăng thêm biên chế) xuống đảm nhận các chức danh Công an xã. Chính phủ chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức đang làm Trưởng Công an xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, cũng bổ sung vào khoản 1 Điều 19 về thẩm quyền quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân nội dung: "Chính phủ quy định cục đặc biệt thuộc Bộ Công an".

Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan

Dự thảo cũng sửa đổi quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân theo hướng: không quy định cứng số lượng các vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng mà chỉ xác định các chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng để bảo đảm linh hoạt và phù hợp với tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

a- Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;

b- Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an;

c- Trung tướng: Cục trưởng cục đặc biệt và tương đương; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;

d- Thiếu tướng: Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng và tương đương, trừ quy định tại điểm c khoản này; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này;

đ- Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, trừ quy định tại các điểm c, d khoản này; Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp;

e- Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Trung đoàn trưởng;

g- Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

h- Thiếu tá: Đại đội trưởng;

i- Đại úy: Trung đội trưởng;

k- Thượng úy: Tiểu đội trưởng.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan

Ngoài ra, bổ sung quy định về hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan (45 tuổi), nữ sĩ quan cấp Tướng trong Công an nhân dân (60 tuổi).

Cụ thể, hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau: a- Hạ sĩ quan: 45; b- Cấp úy: 53; c- Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53; d- Thượng tá: nam 58, nữ 55; đ- Đại tá: nam 60, nữ 55; e- Cấp tướng: 60.

Tướng Công an nói gì về trang bị tên lửa cho Công an huyện?

Công an sẽ được trang bị ngay vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để giải quyết kịp thời tình huống đó chứ không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.T.Ngọc (Người lao động)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN