Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng 3S/4S sẽ được tham gia kiểm định xe cơ giới
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP đã mở rộng các đối tượng được tham gia cung ứng dịch vụ kiểm định xe cơ giới gồm các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, kinh doanh dịch vụ vận tải, thay vì chỉ có các trung tâm đăng kiểm như hiện nay
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đăng tải dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 8-10-2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do sau một thời gian áp dụng, một số quy định tại Nghị định đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập và cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng 3S/4S sẽ được tham gia kiểm định xe cơ giới
Theo dự thảo tờ trình Chính phủ, dự thảo nghị định nêu trên nới lỏng một số quy định nhằm thu hút được các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của lĩnh vực này.
Theo quy định hiện hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 139 đã mở rộng các đối tượng được tham gia cung ứng dịch vụ kiểm định xe cơ giới (các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, kinh doanh dịch vụ vận tải…) nhằm thu hút tối đa các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học tham gia công tác kiểm định xe cơ giới.
Dự thảo quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ đăng kiểm như sau: Trong trường hợp hệ thống các đơn vị hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới không đáp ứng được nhu cầu kiểm định phương tiện của người dân và doanh nghiệp thì các cơ sở vật chất, nhân lực kiểm định thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đang thực hiện nhiệm vụ kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh được công nhận, huy động tham gia thực hiện kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định.
Lý do sửa đổi nhằm huy động được tối đa các nguồn lực của xã hội (cơ sở bảo hành, bảo dưỡng 3S/4S…) cho công tác kinh cung ứng vụ kiểm định xe cơ giới; nhằm giải quyết một số trường hợp cấp bách khi không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp.
Về nhân lực của đơn vị đăng kiểm, dự thảo quy định mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 2 đăng kiểm viên đảm bảo thực hiện đủ các công đoạn kiểm định (Quy định hiện hành là mỗi dây chuyển đăng kiểm tối thiểu có 3 đăng kiểm viên và tối thiểu có 1 đăng kiểm viên bậc cao)
Về thủ tục cấp giấy phép hoạt động trung tâm đăng kiểm, sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật, tổ chức lập 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Sở GTVT để thực hiện cấp phép (thay vì Cục Đăng kiểm Việt Nam như hiện nay). Sở GTVT cũng là cơ quan quyết định đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động của đơn vị đăng kiểm và thông báo đến Cục Đăng kiểm Việt Nam để phối hợp quản lý.
Về điều kiện của đăng kiểm viên, cần có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ GTVT quy định.
Theo dự thảo, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã cấp trước nghị định này tiếp tục có hiệu lực. Giấy chứng nhận đăng kiểm viên đã cấp trước ngày nghị định này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận. Các cá nhân đang trong quá trình tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên theo quy định tại thời điểm tập huấn, thực tập. |
Nguồn: [Link nguồn]
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị cho phép xe không kinh doanh vận tải được thực hiện giãn chu kỳ kiểm định ngay từ chu kỳ đăng kiểm hiện tại mà không phải mang...