Choáng ngợp trước công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, nội thất dát vàng thật

Sự kiện: 24h vạn dặm

Không chỉ độc đáo với kiến trúc hàng trăm cột gỗ lim khủng, Chính điện Lam Kinh còn khiến du khách choáng ngợp với nhiều hạng mục nội thất được dát bằng vằng thật với số tiền gần 40 tỷ đồng.

Sau hơn 10 năm tu bổ, Chính điện Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã được phục dựng, dần tái hiện phần nào diện mạo trước đây của Lam Kinh. Trong đó có Chính điện Lam Kinh - công trình kỳ vĩ bằng gỗ lim được coi là lớn nhất Việt Nam - với nhiều hạng mục bên trong như đồ thờ, vật dụng được dát vàng thật.

Sau hơn 10 năm tu bổ, Chính điện Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã được phục dựng, dần tái hiện phần nào diện mạo trước đây của Lam Kinh. Trong đó có Chính điện Lam Kinh - công trình kỳ vĩ bằng gỗ lim được coi là lớn nhất Việt Nam - với nhiều hạng mục bên trong như đồ thờ, vật dụng được dát vàng thật.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban quản lý khu di tích Lam Kinh cho biết, Chính điện Lam Kinh được phục dựng năm 2010, theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa. Đến nay có khoảng 21 hạng mục công trình đã được tu bổ, tôn tạo và bảo vệ, với kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng được huy động từ ngân sách và các nguồn xã hội.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban quản lý khu di tích Lam Kinh cho biết, Chính điện Lam Kinh được phục dựng năm 2010, theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa. Đến nay có khoảng 21 hạng mục công trình đã được tu bổ, tôn tạo và bảo vệ, với kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng được huy động từ ngân sách và các nguồn xã hội.

Chính điện gồm 3 tòa nhà lớn, xây trên nền đất rộng. Điện được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ Công, tổng cộng 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái.

Chính điện gồm 3 tòa nhà lớn, xây trên nền đất rộng. Điện được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ Công, tổng cộng 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái.

Theo ông Sỹ, công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất Lam Kinh và được xem là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chính điện có 138 cột, đều làm bằng gỗ lim có đường kính lớn.

Theo ông Sỹ, công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất Lam Kinh và được xem là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chính điện có 138 cột, đều làm bằng gỗ lim có đường kính lớn.

Choáng ngợp trước công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, nội thất dát vàng thật - 5

Họa tiết điêu khắc hình rồng tinh xảo trên xà và cánh cửa vào Chính điện.

Họa tiết điêu khắc hình rồng tinh xảo trên xà và cánh cửa vào Chính điện.

Rồng đá cổ nơi chính điện Lam Kinh.

Rồng đá cổ nơi chính điện Lam Kinh.

Choáng ngợp trước công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, nội thất dát vàng thật - 8

Choáng ngợp trước công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, nội thất dát vàng thật - 9

Bên trong chính điện, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi các cột gỗ lim lớn mà còn choáng ngợp bởi đồ thờ, vật dụng được dát bằng vàng thật, vô cùng bắt mắt.

Bên trong chính điện, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi các cột gỗ lim lớn mà còn choáng ngợp bởi đồ thờ, vật dụng được dát bằng vàng thật, vô cùng bắt mắt.

“Toàn bộ nội thất bên trong đều được phủ vàng với kinh phí gần 40 tỷ đồng. Hiện một số nội thất vẫn đang được hoàn thiện, phủ vàng bên trong hậu cung”, ông Vũ Đình Sỹ cho biết. Trong ảnh là bàn thờ và nhiều cây đèn được dát vàng thật.

“Toàn bộ nội thất bên trong đều được phủ vàng với kinh phí gần 40 tỷ đồng. Hiện một số nội thất vẫn đang được hoàn thiện, phủ vàng bên trong hậu cung”, ông Vũ Đình Sỹ cho biết. Trong ảnh là bàn thờ và nhiều cây đèn được dát vàng thật.

Vẻ đẹp tráng lệ tại vị trí ngồi của vua được phủ vàng từ ngoài vào trong.

Vẻ đẹp tráng lệ tại vị trí ngồi của vua được phủ vàng từ ngoài vào trong.

Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).

Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập ra vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài tới 360 năm.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập ra vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài tới 360 năm.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục di tích đã được phục dựng. Năm 1962, được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2013, Khu Di tích này được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục di tích đã được phục dựng. Năm 1962, được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2013, Khu Di tích này được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Ánh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN