Chiêm ngưỡng nét cổ kính, sang trọng bên trong toà nhà cổ 114 năm tuổi đang làm trụ sở UBND TP.HCM

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, hàng trăm người dân lần đầu tiên được chiêm ngưỡng nội thất kiến trúc và không gian sang trọng của toà nhà hơn 100 tuổi ở TP.HCM.

Ngày 29/4, hàng chục đoàn khách mỗi đoàn 30 người đã lần lượt vào tham quan trụ sở HĐND và UBND TP.HCM (quận 1). Trước khi vào bên trong, các đoàn dừng trước toà nhà trên đường Lê Thánh Tôn nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, quá trình xây dựng và phát triển qua từng thời kỳ của công trình 114 tuổi.

Ngày 29/4, hàng chục đoàn khách mỗi đoàn 30 người đã lần lượt vào tham quan trụ sở HĐND và UBND TP.HCM (quận 1). Trước khi vào bên trong, các đoàn dừng trước toà nhà trên đường Lê Thánh Tôn nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, quá trình xây dựng và phát triển qua từng thời kỳ của công trình 114 tuổi.

Công trình được xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế. Toà nhà lấy hình mẫu từ toà thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng, mô phỏng theo kiểu dạng lầu chuông đúc cao ở miền Bắc nước Pháp.

Công trình được xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế. Toà nhà lấy hình mẫu từ toà thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng, mô phỏng theo kiểu dạng lầu chuông đúc cao ở miền Bắc nước Pháp.

Phần chính giữa là tháp nhọn có đồng hồ nhô cao, trên đỉnh treo Quốc kỳ, hai bên hai tầng mái cân đối, đắp các phù điêu được chế tác rất chi tiết, đường nét. Phần trang trí bên ngoài này do nhà điêu khắc Louis - Lucien Ruffier đảm nhiệm.

Phần chính giữa là tháp nhọn có đồng hồ nhô cao, trên đỉnh treo Quốc kỳ, hai bên hai tầng mái cân đối, đắp các phù điêu được chế tác rất chi tiết, đường nét. Phần trang trí bên ngoài này do nhà điêu khắc Louis - Lucien Ruffier đảm nhiệm.

Thời Pháp thuộc, toà nhà bề ngang rộng 30 m này có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Toà đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay. Qua hơn 100 năm tồn tại, dáng vẻ bên ngoài toà nhà vẫn luôn được bảo tồn nguyên nét ban đầu.

Thời Pháp thuộc, toà nhà bề ngang rộng 30 m này có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Toà đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay. Qua hơn 100 năm tồn tại, dáng vẻ bên ngoài toà nhà vẫn luôn được bảo tồn nguyên nét ban đầu.

Toà nhà là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của TP.HCM. Phía trước là công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận toà nhà là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Khách khi vào bên trong sẽ phải qua cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu vật dụng, gửi lại bên ngoài trước khi vào sảnh chính tầng trệt. Để khách tham quan được hiểu rõ hơn về trụ sở làm việc của HĐND và UBND TP.HCM, đơn vị phụ trách trang bị tai nghe cho từng thành viên, được hướng dẫn viên đoàn giới thiệu chi tiết về toà nhà.

Khách khi vào bên trong sẽ phải qua cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu vật dụng, gửi lại bên ngoài trước khi vào sảnh chính tầng trệt. Để khách tham quan được hiểu rõ hơn về trụ sở làm việc của HĐND và UBND TP.HCM, đơn vị phụ trách trang bị tai nghe cho từng thành viên, được hướng dẫn viên đoàn giới thiệu chi tiết về toà nhà.

Những khu vực tham quan nội thất toà nhà bao gồm: sảnh chính tầng trệt, sảnh và hành lang ban công tầng một, cầu thang bộ, các phòng tiếp khách, xem tư liệu video tại phòng họp.

Những khu vực tham quan nội thất toà nhà bao gồm: sảnh chính tầng trệt, sảnh và hành lang ban công tầng một, cầu thang bộ, các phòng tiếp khách, xem tư liệu video tại phòng họp.

Hạng mục nổi bật nhất là cầu thang bộ từ tầng trệt lên tầng một ngay giữa sảnh, chính giữa phía trên gắn Quốc huy Việt Nam. Cầu thang có lối kiến trúc cầu kỳ, nhiều bức phù điêu được gắn mặt tường, cột, dầm và hai bên vẫn giữ được nét tinh xảo sau hơn 100 năm tồn tại.

Hạng mục nổi bật nhất là cầu thang bộ từ tầng trệt lên tầng một ngay giữa sảnh, chính giữa phía trên gắn Quốc huy Việt Nam. Cầu thang có lối kiến trúc cầu kỳ, nhiều bức phù điêu được gắn mặt tường, cột, dầm và hai bên vẫn giữ được nét tinh xảo sau hơn 100 năm tồn tại.

Phần giữa cầu thang cũng được gắn phù điêu liền mạch được chế tác rất cầu kỳ. Các bậc thang được trải thảm đỏ mềm mại, bắt mắt.

Phần giữa cầu thang cũng được gắn phù điêu liền mạch được chế tác rất cầu kỳ. Các bậc thang được trải thảm đỏ mềm mại, bắt mắt.

Khu vực cầu thang cũng là hạng mục thu hút rất nhiều khách nán lại nhìn ngắm, chụp hình bởi vẻ đẹp của kiến trúc đặc biệt sang trọng này.

Khu vực cầu thang cũng là hạng mục thu hút rất nhiều khách nán lại nhìn ngắm, chụp hình bởi vẻ đẹp của kiến trúc đặc biệt sang trọng này.

Những vật dụng trang trí, ánh sáng, làm mát như đèn chùm các loại, quạt trần cũng đồng bộ, tồn tại với toà nhà theo thời gian.

Những vật dụng trang trí, ánh sáng, làm mát như đèn chùm các loại, quạt trần cũng đồng bộ, tồn tại với toà nhà theo thời gian.

Phòng tiếp khách quốc tế của Chủ tịch UBND TP.HCM nằm bên trái tại tầng 1. Theo hướng dẫn viên đoàn, các vị khách quốc tế sẽ ngồi bên phải của chủ nhà khi thực hiện nghi thức đón tiếp.

Phòng tiếp khách quốc tế của Chủ tịch UBND TP.HCM nằm bên trái tại tầng 1. Theo hướng dẫn viên đoàn, các vị khách quốc tế sẽ ngồi bên phải của chủ nhà khi thực hiện nghi thức đón tiếp.

Tại một phòng tiếp khách khác, đoàn tham quan được nghe giới thiệu về tấm bản đồ quy hoạch Sài Gòn năm 1900, trong đó có chỉ dẫn về vị trí của toà nhà khách đang tham quan.

Tại một phòng tiếp khách khác, đoàn tham quan được nghe giới thiệu về tấm bản đồ quy hoạch Sài Gòn năm 1900, trong đó có chỉ dẫn về vị trí của toà nhà khách đang tham quan.

Trần nhà và các bức tường từ sảnh đến các phòng tiếp khách, phòng họp được vẽ trang trí rất công phu, nhiều sắc màu, đa dạng về chủ đề như những vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, thiên thần, quy băng, bầu trời,… rất thời thượng lúc bấy giờ.

Trần nhà và các bức tường từ sảnh đến các phòng tiếp khách, phòng họp được vẽ trang trí rất công phu, nhiều sắc màu, đa dạng về chủ đề như những vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, thiên thần, quy băng, bầu trời,… rất thời thượng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, khách tham quan sẽ choáng ngợp khi bước lên sảnh tầng một khi những bức tường, các cột đến trần nhà đều được đắp nổi nhiều chi tiết, gắn phù điêu, trang trí rất nhiều hoa văn khác nhau vô cùng cầu kỳ và đẹp mắt. Những phần nội thất của công trình do hoạ sĩ Bonnet thực hiện từ năm 1907.

Đặc biệt, khách tham quan sẽ choáng ngợp khi bước lên sảnh tầng một khi những bức tường, các cột đến trần nhà đều được đắp nổi nhiều chi tiết, gắn phù điêu, trang trí rất nhiều hoa văn khác nhau vô cùng cầu kỳ và đẹp mắt. Những phần nội thất của công trình do hoạ sĩ Bonnet thực hiện từ năm 1907.

Phòng họp, nơi diễn ra các cuộc họp thường ngày của HĐND, UBND TP khách được tham quan và xem video tư liệu.

Phòng họp, nơi diễn ra các cuộc họp thường ngày của HĐND, UBND TP khách được tham quan và xem video tư liệu.

Trong khi chiêm ngưỡng nội thất toà nhà, khách có thể nhìn ngắm phố đi bộ Nguyễn Huệ từ hành lang tầng 1. Chương trình khách tham quan trụ sở HĐND và UBND TP.HCM là một trong những hoạt động để thành phố giới thiệu các khu di tích quốc gia nhằm xây dựng hình ảnh thành phố cởi mở, thân thiện. Thành phố đã có ý định triển khai việc tham quan này từ năm 2017.

Trong khi chiêm ngưỡng nội thất toà nhà, khách có thể nhìn ngắm phố đi bộ Nguyễn Huệ từ hành lang tầng 1. Chương trình khách tham quan trụ sở HĐND và UBND TP.HCM là một trong những hoạt động để thành phố giới thiệu các khu di tích quốc gia nhằm xây dựng hình ảnh thành phố cởi mở, thân thiện. Thành phố đã có ý định triển khai việc tham quan này từ năm 2017.

Bà Nguyễn Hồng Nga cho biết trước đây bà đã được vào bên trong nhưng chưa biết gì về toà nhà nên hôm nay rất vui khi lần đầu tiên được tham quan đầy đủ toàn bộ kiến trúc của công trình. “Việc thành phố mở cửa cho người dân được tham quan công trình đặc biệt này rất có ý nghĩa. Ngoài tạo động lực để phát triển du lịch thì người dân khi được vào tham quan còn được biết thêm về trụ sở làm việc của lãnh đạo thành phố, về công trình hơn trăm tuổi này”, vị khách này chia sẻ.

Bà Nguyễn Hồng Nga cho biết trước đây bà đã được vào bên trong nhưng chưa biết gì về toà nhà nên hôm nay rất vui khi lần đầu tiên được tham quan đầy đủ toàn bộ kiến trúc của công trình. “Việc thành phố mở cửa cho người dân được tham quan công trình đặc biệt này rất có ý nghĩa. Ngoài tạo động lực để phát triển du lịch thì người dân khi được vào tham quan còn được biết thêm về trụ sở làm việc của lãnh đạo thành phố, về công trình hơn trăm tuổi này”, vị khách này chia sẻ.

Đoàn khách chụp hình lưu niệm tại sảnh toà nhà sau khoảng 60 phút tham quan miễn phí. Nhiều khách tham quan cho biết rất ấn tượng với những kiến trúc nội thất, không gian sang trong trong toà nhà này.

Đoàn khách chụp hình lưu niệm tại sảnh toà nhà sau khoảng 60 phút tham quan miễn phí. Nhiều khách tham quan cho biết rất ấn tượng với những kiến trúc nội thất, không gian sang trong trong toà nhà này.

Khi kết thúc, khách sẽ được tặng kỷ niệm chương của thành phố, tấm ảnh chụp chung của đoàn. Trong hai ngày 29 và 30/4, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức 48 lượt tham quan với số lượng đăng ký đạt gần 1.500 người. Để có thể tổ chức chu đáo chương trình nay, Sở đã ngừng tiếp nhận các đăng ký mới. Các chuyến tham quan sau sẽ do các đơn vị du lịch tổ chức với chương trình cụ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN