Cảng Hải Phòng 150 năm trước

Sự kiện: Hải Phòng

Sau 150 năm tồn tại và phát triển, Hoàng Diệu - cảng lâu đời nhất Hải Phòng, sẽ di dời để xây cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 1

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 2

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 3

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 4

Hoàng Diệu, bến cảng đầu tiên của Hải Phòng nhìn từ trên cao thập niên 1920-1930. Bến cảng được người Pháp xây dựng trên khu đất ven sông Cấm, do nhà Nguyễn nhường quyền quản lý.

Thời phong kiến, thương cảng chính của miền Bắc là Vân Đồn và Phố Hiến. Hải Phòng khi đó chỉ là bãi lầy, gọi là bến Ninh Hải, có vài xóm chài nhỏ, thuộc địa phận của tỉnh Hải Dương. Năm 1874, triều đình Huế ký hiệp ước dâng 5 mẫu đất và quyền kiểm soát bến Ninh Hải cho người Pháp. Cuộc kiến tạo bãi bùn lầy thành cảng biển sầm uất bắt đầu từ đó.

Ngày nay, cảng rộng khoảng 300.000 m2, dài 1,7 km, nằm giữa trung tâm TP Hải Phòng và là một trong những cảng nhộn nhịp nhất cả nước.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 5

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 6

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 7

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 8

Năm 1902, cảng được nới rộng từ 250 m lên 750 m. Những năm đầu thế kỷ 20, cảng tương đối hoàn chỉnh với 260 m cầu nổi và 600 m cầu sắt. Ngày nay, cảng dài 1,7 km với 9 cầu tàu đang được khai thác.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 9

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 10

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 11

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 12

Tàu hỏa vào tận cầu tàu lấy hàng từ trên tàu biển, không cần qua xe trung chuyển năm 1920.

Hoàng Diệu là cảng duy nhất trên thế giới có đường sắt chạy sát tới cầu cảng. Người Pháp đã xây dựng, quy hoạch nơi đây là điểm đầu của tuyến đường sắt Vân Nam. Hiện tuyến này vẫn hoạt động, kết nối với đường sắt Hải Phòng - Hà Nội.

Theo kế hoạch, sau khi cảng di dời làm dự án xây cầu Nguyễn Trãi, tuyến đường sắt được đề xuất giữ lại để triển khai tour trải nghiệm "Chuyến tàu thăm cảng". Tour dự kiến kéo dài 2 giờ với điểm xuất phát từ ga Hải Phòng đi vào cảng Hoàng Diệu, tham quan khu nhà kho có từ thời Pháp, tượng đài công nhân cảng, nhà truyền thống, nhà sinh hoạt công nhân. Tại các điểm đến đều có hướng dẫn viên thuyết minh về quá trình hình thành, phát triển cảng Hải Phòng, biểu tượng của thành phố.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 13

Cảnh bốc xếp khí tài tại cảng tháng 7/1930. Giai đoạn đầu, cảng Hoàng Diệu được xây dựng như một thương cảng và quân cảng, có cả chức năng đón tàu khách chứ không chỉ có tàu hàng như hiện tại.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 14

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 15

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 16

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 17

Vận chuyển gia súc lên tàu tại cảng năm 1920.

Ngày nay, công nhân cảng có sự hỗ trợ của cần trục chân đế SOKOl bốc dỡ máy móc nhập khẩu từ Nhật. Với sự đầu tư, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, sự khai sâu luồng lạch và mở rộng diện tích, năng lực bốc dỡ của cảng Hoàng Diệu từ lúc hơn 90.000 tấn/năm hồi đầu thế kỷ 20 đã lên đến 600.000 tấn/năm vào những năm 1939 và nay đạt 8 đến 10 triệu tấn/năm. Cảng có gần 1.000 cán bộ, công nhân viên, thu nhập bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 23,970 triệu đồng/tháng, tăng 56,6% so với cùng kỳ.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 18

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 19

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 20

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 21

Vào những năm 1920-1930, phương tiện vận chuyển người, hàng hóa chủ yếu vào cảng là xe kéo và xe trâu. Ngày nay, xe nâng dọn dẹp hàng hóa rơi vãi trên bãi lộ thiên rộng 278.000 m2 ở cảng Hoàng Diệu. Cảng Hoàng Diệu hiện có 22 xe nâng hàng, 2 xe nâng container, 21 xe vận chuyển, 15 máy xúc gạt, 60 gầu ngoạm, 10 phễu rọt, phục vụ cho hoạt động xuất nhập các mặt hàng rời như sắt thép, gỗ, máy móc.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 22

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 23

Bấm để lật
Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 24

Kho 4 là một trong những kho hàng có từ thời Pháp. Sau khi có được đất nhượng địa, thực dân Pháp bắt tay cải tạo bến thuyền làng Cấm thành thương cảng lớn nhằm phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa. Công trình đầu tiên quy mô lớn là hệ thống 6 kho hàng, vì vậy cảng Hoàng Diệu còn được gọi là bến Sáu Kho.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 25

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 26

Ngày 13/5/1955, những lính Pháp cuối cùng rời cảng dưới sự giám sát của hai sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau giải phóng, cảng Hoàng Diệu (khi đó vẫn có tên là cảng Hải Phòng) trực thuộc Ngành Vận tải thủy, Bộ Giao thông và Bưu điện.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 27

Cảng Hải Phòng bị Mỹ ném bom năm 1972. Từ 1965 đến 1972, máy bay Mỹ đánh phá khu vực cảng 300 lần.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cảng Hải Phòng vừa sản xuất vừa chiến đấu, bằng mọi cách không để cho giao thông bế tắc, duy trì hoạt động của cảng.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 28

Cảng Hải Phòng năm 1976 khi đất nước hoàn toàn thống nhất.

Hiện nay, cảng Hoàng Diệu vẫn là đơn vị có hiệu xuất kinh doanh cao, luôn vượt chỉ tiêu đề ra của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hoàng Diệu trong 6 tháng đầu năm 2024 là 3.781.388 tấn, đạt 79,6% kế hoạch năm, riêng mặt hàng sắt thép tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023.

Dự kiến doanh thu 6 tháng đầu năm của cảng tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84% kế hoạch năm. Dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 139% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 186% kế hoạch năm.

Cảng Hải Phòng 150 năm trước - 29

Phòng điều hành sản xuất hơn 100 tuổi, là công trình cổ nhất trong cảng Hoàng Diệu.

Theo quy hoạch của TP Hải Phòng, cảng Hoàng Diệu sẽ được di dời để chỉnh tranh đô thị, xây cầu Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, một số công trình lịch sử trong cảng sẽ được giữ lại để tạo điểm nhấn cho cảnh quan.

Dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi nối quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên dự kiến khởi công vào tháng 9. Trong số 33 tổ chức và 180 hộ dân trong diện thu hồi đất để thực hiện dự án, cảng Hoàng Diệu có hơn 300.000 m2 đất. Các đơn vị liên quan đã làm thủ tục để di dời thiết bị, lộ trình đến khi cầu Nguyễn Trãi khởi công, bến số 1, 2, 3 của cảng Hoàng Diệu sẽ dừng khai thác để di dời. Các bến còn lại sẽ dời dần theo tiến độ dự án, đến năm 2025 hoàn thành.

Nguồn: [Link nguồn]

3 hiện vật gồm Bình đồng Đông Sơn, bình gốm hoa nâu và lư hương gốm men lam xám thuộc bộ sưu tập An Biên của doanh nhân Trần Đình Thăng vừa được công nhận là bảo vật quốc gia, nâng tổng số bảo vật quốc gia trong bộ sưu tập này lên 18 bảo vật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Tân - Ảnh tư liệu ([Tên nguồn])
Hải Phòng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN