Bộ Giao thông lên tiếng về đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, TP HCM

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chiều tối nay 28-3 đã nêu quan điểm trước việc một số địa phương như Hà Nội, TP HCM đề xuất hạn chế, cấm xe máy ở một số tuyến đường, khu vực trong đô thị.

Bộ Giao thông lên tiếng về đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, TP HCM - 1

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông: Cấm xe máy nhưng phải bảo đảm người dân đi lại thuận lợi

Hàng loạt vấn đề nóng như đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, TP HCM; kết quả thanh tra Trạm thu phí BOT Ninh Lộc (Khánh Hoà); bao giờ BOT Cai Lậy thu phí trở lại cũng như việc đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông… đã được báo chí nêu ra tại buổi họp báo quý I-2019 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) diễn ra chiều tối 28-3, tại Hà Nội.

Trả lời báo chí về đề xuất hạn chế, cấm xe máy tại một số tuyến đường ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, cho biết vấn đề này đã có một số hội nghị lớn diễn ra trên thế giới; ở Myanmar hay một số thành phố lớn ở Trung Quốc cũng đã tiến hành cấm xe máy.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, nói về cấm xe máy

Theo ông Ngọc, việc hạn chế hay cấm phương tiện cá nhân như xe máy trong đô thị là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc hạn chế hay cấm phương tiện cá nhân như xe máy, nhà nước phải đáp ứng tốt nhu cầu vận tải công cộng và đáp ứng tốt việc kết nối các loại hình vận tải trong đô thị; kết nối tốt với giao thông tĩnh, kể cả những bến, bãi đỗ, gửi xe để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. "Ở nước ngoài có bãi đỗ xe ở ngay trung tâm, khu vực tàu điện ngầm, tàu điện trên cao hay bến xe buýt để người dân có thể chuyển tiếp phương tiện" - ông Ngọc cho hay.

Bổ sung thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh việc xây dựng đề án hạn chế phương tiện là theo chỉ đạo chung của Chính phủ, đây cũng là yêu cầu rất khách quan với các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM... liên quan tới tổ chức giao thông.

Xây dựng đề án hạn chế phương tiện là cần thiết, trong đó sẽ phải xem xét cụ thể đối với phương tiện và phương thức đi lại. Quan trọng nhất tổ chức giao thông làm sao để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và lộ trình áp dụng như thế nào

Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng thời điểm hiện tại Hà Nội mới đang xây dựng đề án, còn rất nhiều khâu như nghiên cứu, đánh giá. "Nhưng quan điểm chung là phải xây dựng đề án và phải tổ chức giao thông với nhiều phương thức khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi" - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, nêu quan điểm.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam: “Việt Nam giờ mới tính việc cấm xe máy là hơi muộn”

Tiến sĩ Nam cho rằng, đến năm 2030 khi không còn xe máy, Hà Nội sẽ trở nên hiện đại, văn minh, an toàn hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Đề xuất cấm xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN