Bình Định: Yêu cầu kỷ luật cán bộ để xảy ra phá rừng cổ thụ

Sự kiện: Bình Định

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét, xử lý kỷ luật các cán bộ liên quan đến vụ phá rừng cổ thụ vừa xảy ra trên địa bàn.

Sáng 17-8, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định xác nhận vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, về vụ phá rừng xảy ra ở các tiểu khu 142 và145, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Theo thông báo, ông Châu nhận định đây là vụ phá rừng có tổ chức, lâm tặc sử dụng phương thức liều lĩnh và thủ đoạn rất tinh vi. Vụ việc diễn ra trong thời gian dài nhưng không được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời. Qua đó, cho thấy mặt yếu kém của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng và chính quyền địa phương.

Bình Định: Yêu cầu kỷ luật cán bộ để xảy ra phá rừng cổ thụ - 1

Hiện trường vụ phá rừng cổ thụ tại xã Vĩnh Sơn vừa được phát hiện

Trên cơ sở đó, ông Trần Châu yêu cầu Công an tỉnh Bình Định chỉ đạo các lực lượng giúp Công an huyện Vĩnh Thạnh khẩn trương điều tra, truy tìm bằng được thủ phạm phá rừng để xử lý theo quy định; Sở NN-PTNT thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét, xử lý kỷ luật các cán bộ có liên quan để xảy ra vụ phá rừng; Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ UBND xã Vĩnh Sơn để xảy ra phá rừng, kiểm điểm lãnh đạo UBND huyện phụ trách lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng. Kết quả xử lý, báo cáo UBND tỉnh Bình Định trước ngày 15-9.

Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, ngày 23-7, tổ công tác của huyện Vĩnh Thạnh kiểm tra thì phát hiện 15 cây gỗ dổi (nhóm III) có đường kính từ 40-80 cm ở khoảnh 4, Tiểu khu 142, xã Vĩnh Sơn bị cưa hạ trái phép. Mở rộng phạm vi kiểm tra, tổ công tác tiếp tục phát hiện 8 cây dổi ở khoảnh 8, Tiểu khu 145, xã Vĩnh Sơn cũng bị cưa hạ. Kết quả giám định cho thấy khối lượng gỗ thiệt hại trong vụ phá rừng này gần 107 m3. Ngày 31-7, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng" đối với vụ phá rừng trên.

Bình Định: Yêu cầu kỷ luật cán bộ để xảy ra phá rừng cổ thụ - 2

Nhiều cây gỗ dỗi cổ thụ có đường kính khá lớn vừa bị lâm tặc triệt hạ

Theo đại tá Nguyễn An Ninh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, qua kiểm tra tại hiện trường, vụ phá rừng được cơ quan chức năng địa phương phát hiện khi lâm tặc đang vận chuyển gỗ. Bởi vậy, nếu "thông minh, bình tĩnh" thì đã có thể bắt được các đối tượng phá rừng.

"Tuy nhiên, do anh em quá nóng vội, thiếu kinh nghiệm nên tại hiện trường chỉ thu được vật chứng. Theo nhận định của chúng tôi, vụ phá rừng này không phải do người dân địa phương thực hiện, mà phá rừng có tổ chức vì mục đích kinh doanh, đưa gỗ đi nơi khác tiêu thụ. Thực tế, đã từng xuất hiện nhiều trường hợp, kẻ chủ mưu vào tận rừng chỉ tận cây đặt hàng rồi thuê người phá rừng lấy gỗ, sau đó sẽ trả tiền", ông Ninh nhận định.

Trưởng ban tuyên giáo huyện và 9 cán bộ bị đề nghị cách chức vì… phá rừng

10 cán bộ đã bị đề nghị cách chức vì liên quan đến một số vụ phá rừng trên địa bàn Nghệ An, trong đó có 1 trưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Anh ([Tên nguồn])
Bình Định Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN