Bé trai 6 tuổi ở Yên Bái có khuôn mặt dị thường, 2 màu trắng đen rõ rệt

Sự kiện: Thời sự

Nhiều lần đi chợ cùng mẹ, bé Lò Bảo Trọng nhận thấy ánh mắt, cánh tay chỉ trỏ của người lạ về phía mình. 6 tuổi bé đã bắt đầu cảm nhận được khuôn mặt khác lạ của mình mỗi khi soi gương.

Như bao cặp vợ chồng trẻ khác, anh Lò Văn Phấng và chị Hoàng Thị Nhất (bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) hạnh phúc khi biết tin mình sắp được làm bố, làm mẹ. Họ hồi hộp để chào đón con đến với cuộc đời của mình.

Trong suốt thời gian mang thai, chị Nhất đi khám định kỳ, các bác sĩ cho biết thai nhi khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường. Vợ chồng chị chưa bao giờ nghĩ rằng, con mình sinh ra sẽ có khiếm khuyết về ngoại hình.

Không may mắn, bé Lò Bảo Trọng chào đời khuôn mặt đen sạm một vùng lớn. Thương con, mặc dù kinh tế gia đình khó khăn nhưng vợ chồng chị Nhất cũng thu xếp để đưa con đi bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ thông báo, con trai bị bị bệnh u sắc tố bẩm sinh. Với vợ chồng chị, tên căn bệnh thật mới lạ, từ trước đến nay họ chưa từng biết đến.

Bé trai 6 tuổi ở Yên Bái có khuôn mặt dị thường, 2 màu trắng đen rõ rệt - 1

Bé Lò Bảo Trọng. Ảnh: LB

Qua tìm hiểu, chị biết, u sắc tố là một loại u của da có các tế bào đặc biệt( tế bào nevus). Tế bào nevus có đặc điểm bào lớn, nhân to,nguyên sinh chất đồng nhất các tế bào nhuộm sắc tố đen đôi khi kết thành từng đám.

Nhìn chung u sắc tố bẩm sinh có đường viền không đều, đa số nổi trên da, một số có thể dẹt và có dạng chấm, có thể có lông hoặc không có. Sau khi sinh u sắc tố phát triển tỷ lệ với sự tăng kích thước cơ thể.

Người mắc bệnh này phải tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật cắt u sắc tố có thể được cân nhắc càng sớm càng tốt đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cũng như ngăn ngừa khả năng ác tính hóa của tổn thương. Đặc biệt với tổn thương có vết loét, ngứa. Với trẻ nhỏ nên phẫu thuật trước khi đi học để trẻ không bị ảnh hưởng tâm lý.

Khi tròn18 tháng tuổi, Bảo Trọng được một tổ chức từ thiện đưa đi phẫu thuật tại Hà Nội. Việc phẫu thuật để bé có khuôn mặt bình thường đòi hỏi một hành trình dài. Hiện tại, u lan rộng trên khuôn mặt. Chị Nhất lo sợ đến lúc nào đó con trai mình sẽ nhận thức được sự khác biệt trên gương mặt mà tự ti, xấu hổ với mọi người.

Chị Nhất bảo rằng, 6 năm qua, nhiều lần chị không cầm được nước mắt khi con trai hỏi: “Mẹ ơi! Sao mặt con không trắng như các bạn? Sao nhiều người cứ nhìn con, có người cười, có người chỉ trỏ?”. Đáp lại những câu hỏi của con, nhiều khi chị chỉ vỗ về bằng cách ôm con vào lòng thật chặt.

Vợ chồng chị cũng động viên nhau cố gắng làm kinh tế, cả hai yêu thương, quan tâm con nhiều hơn. Bỏ ngoài tai những lời bàn tán về khuôn mặt của con, vợ chồng chị Nhất lại động viên nhau suy nghĩ tích cực và giúp con không mặc cảm.

Có người nhìn thấy khuôn mặt bé Trọng thì thương nhưng cũng không ít lời xì xầm của thiên hạ nói những lời không êm đẹp. Họ nói bé Trọng mặt khỉ, người rừng… Vì bé Trọng còn nhỏ chưa biết gì nên cậu bé nghĩ điều đó rất bình thường.

“Hiện tại, gia đình tôi đã nhận được lời giúp đỡ của một chị ở hội từ thiện. Họ biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nói sẽ kêu gọi để có tiền cho con trai tôi phẫu thuật", chị Nhất cho biết.

Chị bảo rằng, con trai mình là một đứa trẻ sống tỉnh cảm, biết yêu thương ba mẹ. Mặc dù thành tích học tập không được coi là xuất sắc nhưng hiếu học và ngoan ngoãn.

Bé trai bị “bệnh lạ“ ăn mòn khuôn mặt đã qua đời

Sau khoảng 4 tháng nằm điều trị tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, bé trai 12 tuổi bị căn bệnh “lạ” ăn mòn gần hết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Thi (Gia đình & Xã hội)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN