Kỳ 2: Rắn hổ mang - vị thuốc trị bệnh khớp "danh bất hư truyền"
Không chỉ là biểu tượng linh thiêng trong nhiều nền văn hóa, rắn hổ mang còn được xem là vị thuốc “danh bất hư truyền” với công dụng trị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, rắn hổ mang đã được cả giới Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận là vị thuốc đầu bảng chữa khớp.
Vị thuốc độc đáo từ ngàn xưa
Ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, dược học cổ truyền Trung Hoa đã biết dùng rắn làm thuốc trị một số bệnh ngoài da như mụn nhọt, bệnh mắt mờ…. Sau đó khoảng 500 năm, công dụng làm thuốc trị bệnh ngoài da, đau nhức… của mật rắn kết hợp với da rắn và thịt rắn hổ cũng được viết lại trong Minh Y Biệt Lục.
Tuy nhiên, công dụng được biết đến nhiều nhất và nổi bật hơn cả của loài Rắn hổ mang lại là khả năng trị đau nhức xương khớp. Trong Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) và cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” đều có ghi chép công dụng chữa bệnh phong thấp vượt trội của loài rắn này.
Bản Thảo Cương Mục viết: “Vị thuốc Rắn hổ mang thấm sâu vào xương, trục xuất phong (gió) gây bệnh và làm giảm bớt co giật, và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn”. Còn “Minh họa dược liệu làm thuốc” thì cho rằng, Rắn hổ mang có tác dụng trị chứng phong thấp nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loài rắn nào khác.
Rắn hổ mang có tác dụng trị phong thấpnhanh hơn đáng kể so với các loài rắn khác
Y học cổ truyền Việt Nam cũng thường dùng rắn để trị các bệnh nhức mỏi xương khớp. Trong đó, nổi tiếng và độc đáo nhất là bài Tam xà tinh và Ngũ xà tinh. Bài Tam xà tinh gồm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa được ngâm với rượu. Ngũ xà tinh thì có thêm hai loại rắn khác là hổ trâu và hổ hành. Hai bài thuốc này không chỉ giúp cường gân, tráng cốt, thông kinh mạch, trừ phong hàn, giúp chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp mà còn có tác dụng bồi bổ phủ tạng, tăng cường sinh lực và sức khỏe.
Ngày nay, y học phương Tây thường sử dụng nọc của nhiều loài rắn khác nhau làm thành các loại thuốc giảm đau, huyết thanh điều trị rắn cắn, thuốc nhồi máu cơ tim, đái đường, ung thư hay suy tim… Đặc biệt, nọc rắn còn được làm thành các loại thuốc xoa bóp giảm đau và trị viêm khớp rất hiệu quả.
Cao rắn hổ mang – “khắc tinh” của bệnh xương khớp
Với lịch sử hơn 400 năm được sử dụng làm dược liệu đầu bảng bị các bệnh về thấp khớp, tê bì chân tay, bán thân bất toại, Cao rắn hổ mang đã dần trở thành vị thuốc trị khớp “danh bất hư truyền”, được giới chuyên môn đánh giá cao. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), tất cả các bộ phận của rắn hổ mang như mật, nọc, thịt đều có tác dụng trị bệnh xương khớp hiệu quả.
Cụ thể, thịt rắn có tác dụng khu phong trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc và bổ can thận, giúp cường kiện xương cốt. Mật rắn có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng giảm đau khớp.
Y học hiện đại cũng chứng minh: Cao được làm từ xương, thịt, mật và nọc Rắn hổ mang nên có chứa nhiều acid amin, là nguyên liệu giúp cơ thể tổng hợp nên các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp, ngăn ngừa biến chứng và dần khắc phục những tổn thương có sẵn của xương khớp.
Ngoài ra, Cao rắn hổ mang còn chứa Saponozit, Protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), Axit Folic, Canxi, Sắt, Magie và Kẽm... giúp nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ, làm bền vững các dây chằng.
Các chuyên gia y dược học nhận định: Các bài thuốc trị bệnh từ rắn từ xưa đến nay, đặc biệt là Rắn hổ mang đã mang đến cho con người rất nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu. Tuy nhiên, Rắn hổ mang trong tự nhiên dần đã cạn kiệt và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Liệu rằng có giải pháp nào khiến việc tiếp cận vị thuốc quý này trở nên dễ dàng hơn? Liệu rằng, nguồn dược liệu quý này đang dần cạn kiệt? Chúng ta sẽ cùng đón chờ câu trả lời ở kỳ tiếp theo.
Tổng đài tư vấn bệnh khớp: 1900. 63.64.68
Xem thêm “Cẩm nang sống khỏe không bệnh khớp bằng Cao rắn hổ mang”
Tài liệu tham khảo:
1. Cây Thuốc và Động Vật Dùng Làm Thuốc ở Việt Nam (Viện Dược Liệu). Tập 2
2. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Giáo sư Đỗ Tất Lợi
3. “Sử dụng Rắn làm thuốc ở Trung Quốc” –Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Tiến sĩ Subhuti Dharmananda, Portland, Hoa Kỳ.
4. “Bảo Thảo Cương Mục” – Lý Thời Trân5. Outline Guide to Chinese Herbal Patent Medicines in Pill Form (Margaret Naeser)
Xem lại Kỳ 1: Rắn – Truyền thuyết và những bất ngờ về tài chữa bệnh