Bác sĩ Trần Minh: “Thuốc giảm đau cơ xương khớp hiệu quả nhanh, nhưng đừng lạm dụng”
Thuốc giảm đau dùng trong các bệnh lý cơ xương khớp có hiệu quả nhanh, nhưng không nên lạm dụng trong thời gian dài để tránh những hậu quả không mong muốn.
1. Thuốc giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp
Thuốc giảm đau dùng trong các bệnh lý cơ xương khớp có hiệu quả nhanh, nhưng không nên lạm dụng trong thời gian dài để tránh những hậu quả không mong muốn.
Đau nhức cơ xương khớp là tình trạng phổ biến, xảy ra ở nhiều độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thay vì đi thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa thì nhiều người bệnh chọn phương án tự mua thuốc về uống, về lâu dài hiệu quả điều trị không mang lại giá trị triệt để nhưng kéo theo các nguy cơ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày…,
Khi dùng thuốc đau nhức xương khớp, người bệnh cần lưu ý 5 nguyên tắc sau để phòng ngừa nguy hại cho sức khỏe:
- Để tránh tương tác giữa các thuốc với nhau, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về công dụng và tác dụng phụ của từng loại thuốc.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: Đúng liều lượng (không tự ý thay đổi hoặc tăng liều), đúng thời điểm (uống thuốc sau khi ăn no) và đúng thời gian điều trị (không dùng thuốc quá lâu).
- Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh nên hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính (tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Nếu quá trình dùng thuốc xảy ra biến chứng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
2. Lạm dụng thuốc giảm đau
Để giảm đau nhanh, nhiều người đã tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, lâu ngày trở thành thói quen khó bỏ. Hậu quả là nhiều người đã phải nhập viện để điều trị biến chứng nặng nề tại hệ thống cơ quan nội tạng do sử dụng thuốc đau nhức xương khớp quá liều. Các tác dụng phụ thường gặp, người bệnh cần chú ý như:
Tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa
Hầu hết thuốc giảm đau xương khớp đều ức chế thành phần duy trì lớp nhầy, khiến niêm mạc dạ dày bị axit dịch vị tấn công, gây đau loét, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.
Tác dụng phụ đến gan, thận
Dùng thuốc xương khớp kéo dài không chỉ tăng men gan, gây suy gan nghiêm trọng, mà còn tích nước ở thận, dẫn đến nguy cơ suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.
Tác dụng phụ trên hệ tim mạch
Lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Tác dụng phụ trên hệ xương khớp
Dùng thuốc giảm đau ở liều cao khiến quá trình phát triển xương sụn bị cản trở, dẫn đến mật độ xương giảm nhanh. Hiện tượng gãy xương và loãng xương xảy ra nhiều ở cột sống hoặc cổ xương đùi, đôi khi gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động của cơ thể.
Những tác hại khác
Ngoài biến chứng nguy hiểm trên nội tạng, tùy ý uống thuốc đau nhức xương khớp khiến người bệnh trở nên “nghiện thuốc” dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau nhức và suy nhược cơ thể một khi ngưng sử dụng.
3. Chữa đau cơ xương khớp hiệu quả, không dùng thuốc, không phẫu thuật, không nghỉ dưỡng
Tại phòng khám đa khoa BIC NANO CELL nơi bác sĩ Trần Minh công tác đã triển khai điều trị kết hợp đa phương thức bằng nhiều liệu pháp không dùng thuốc và dược lý để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp không dùng thuốc trở nên phổ biến và được nhiều người bệnh quan tâm, phương pháp này chủ yếu dựa vào các yếu tố: giáo dục sức khỏe, rèn luyện thể dục, ăn uống khoa học, giảm cân, vật lý trị liệu…và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
Nguồn: [Link nguồn]